Việt Nam Đã Xuất 5,3 Triệu Tấn Gạo

Việt Nam dự định sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo mỗi năm trong giai đoạn từ 2012-2015.
Lo ngại lạm phát lương thực ở châu Á, Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, dự định sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo mỗi năm trong giai đoạn từ 2012-2015.
Cuộc họp lần thứ 7 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã vạch ra năm giải pháp chủ yếu được thực hiện trong khoảng thời gian 2012-12 để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu gạo như nâng cao chất lượng gạo, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, kết nối sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo quản lý.
Theo Bộ Nông nghiệp, sản lượng gạo năm nay có thể tăng 4% lên mức 41,6 triệu tấn. Việc chính phủ Thái Lan can thiệp đẩy giá gạo lên cao, tạo thuận lợi cho xuất khẩu khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua.
Trong tám tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 5,3 triệu tấn gạo, trị giá 2,53 tỷ USD (giá FOB), tăng 11,4% về lượng và 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến xuất khẩu năm nay sẽ đạt 7 triệu tấn.
Trong giai đoạn 2006-2010, cả nước đã xuất khẩu tổng cộng 26,7 triệu tấn gạo, tăng 33,7% về lượng và 165,3% về giá trị so với giai đoạn 2001-2005
Có thể bạn quan tâm

Hươu ở Hương Sơn đang có bước tăng đột phá cả về tổng đàn và giá trị kinh tế nhờ biết kết hợp các hình thức nuôi. Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp để tìm đầu ra cho nhung hươu.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.