Việt Nam Đã Xuất 5,3 Triệu Tấn Gạo

Việt Nam dự định sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo mỗi năm trong giai đoạn từ 2012-2015.
Lo ngại lạm phát lương thực ở châu Á, Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, dự định sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo mỗi năm trong giai đoạn từ 2012-2015.
Cuộc họp lần thứ 7 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã vạch ra năm giải pháp chủ yếu được thực hiện trong khoảng thời gian 2012-12 để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu gạo như nâng cao chất lượng gạo, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh, kết nối sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo quản lý.
Theo Bộ Nông nghiệp, sản lượng gạo năm nay có thể tăng 4% lên mức 41,6 triệu tấn. Việc chính phủ Thái Lan can thiệp đẩy giá gạo lên cao, tạo thuận lợi cho xuất khẩu khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua.
Trong tám tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 5,3 triệu tấn gạo, trị giá 2,53 tỷ USD (giá FOB), tăng 11,4% về lượng và 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến xuất khẩu năm nay sẽ đạt 7 triệu tấn.
Trong giai đoạn 2006-2010, cả nước đã xuất khẩu tổng cộng 26,7 triệu tấn gạo, tăng 33,7% về lượng và 165,3% về giá trị so với giai đoạn 2001-2005
Related news

Tin từ Trạm Thú y huyện Núi Thành (Quảng Nam), ngày 7.11, tại thôn Bích Sơn (xã Tam Xuân 2) có 6 con trâu của 3 hộ dân bị mắc bệnh lở mồm long móng.

Ninh Thuận có khí hậu khắc nghiệt nhất nước, nắng nóng quanh năm, song lại là điều kiện thuận lợi để con dê, cừu phát triển. Nhờ vật nuôi này nhiều hộ thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

Sau khi thôi giữ chức Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Thọ Sơn (Bù Đăng - Bình Phước), ông Võ Xuân Cung thấy mình không kham nổi công việc chăm sóc 10 ha điều vì sức khỏe. Ông suy tính mãi vẫn không ra việc làm phù hợp với tuổi già và có thêm thu nhập giúp vợ con. Mải mê suy nghĩ, ông Cung bước tới cho mấy con bồ câu Pháp đang ăn và tiếng gù gì của chim bồ câu mà gia đình nuôi làm cảnh đã mở ra cho ông một cách làm giàu. Ông Võ Xuân Cung, chủ trang trại nuôi chim bồ câu Pháp ở thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn (Bù Đăng) bộc bạch về cơ duyên làm giàu của mình.

Dạo tháng ba khi đi viết bài về vùng rừng thông giáp ranh giữa Quảng Bình và Quảng Trị, xe chúng tôi đã phải chạy mỏi... bánh trên vùng đất này. Trong bát ngát bao la của đất, rừng chúng tôi đã nói về những lợi thế để phát triển chăn nuôi ở đây. Và một ngày cuối thu, giữa hai cơn bão chúng tôi lại về vùng đất phía nam tỉnh, tất nhiên không phải để nói lại về rừng thông mà là chuyện những đàn bò...

Sau thời gian dài bị tuột dốc, cuối tháng 10 và đầu tháng 11 này ở An Giang, giá heo hơi quay về mức 45.000 đ/kg, có lúc từ 47.000 đến 50.000đ/kg và dự đoán khả năng sẽ còn tăng thêm. Đây là sự kích thích người chăn nuôi tiếp tục đầu tư, phục hồi đàn heo, chăm sóc quyết liệt giai đoạn cuối năm và chuẩn bị cho Tết sắp tới.