Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Tại xã Quơn Long có trên 900 ha thanh long, hiện nay bệnh đốm trắng xuất hiện chủ yếu tại 4 ấp Quang Ninh, Quang Khương, Quang Phú, Long Hòa. Bà con nông dân trong xã chủ động thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng khuyến cáo như vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ và tiêu hủy cành, nụ, bông, trái bị nhiễm bệnh, phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng, bón vôi cho toàn bộ vườn, chăm sóc vườn cây trong điều kiện mùa mưa... đã mang lại một số kết quả ban đầu.
Ông Huỳnh Văn Quang - ấp Quang Ninh xã Quơn Long trồng 1 ha thanh long, thời gian qua bệnh đốm trắng xuất hiện trên vườn khá nhiều, ông đã tích cực áp dụng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, sử dụng nhóm thuốc gốc đồng sát trùng vết thương, vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ cành, bông, nụ, trái bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy, hiện dịch bệnh có dấu hiệu chững lại.
Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật và địa phương trong việc quản lý bệnh đốm trắng trên cây thanh long, nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc một số hộ nông dân vệ sinh vườn thanh long, cắt tỉa cành bị nhiễm bệnh, nhưng không tiêu hủy bằng cách chôn sâu và đốt cành mà bỏ trên mặt liếp hoặc quăng xuống mương nước, đây là nguy cơ để mầm bệnh dễ lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này đi vào vùng trồng ớt thuộc xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mới có thể thấy hết không khí nhộn nhịp của người trồng ớt nơi đây. Nhiều rẫy ớt nằm san sát nhau cùng rộ lên một màu đỏ thắm của ớt chín với cảnh rộn rã nói cười của người thu hoạch ớt...

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.