Nuôi Chim Bồ Câu - Lợi Và Hại
Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Rất nhiều nông dân ở một số tỉnh, trong đó có Bình Thuận đang triển khai mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo qui mô bán công nghiệp. Người đầu tiên tôi gặp là anh Tâm, ở thôn Thiện Trung (Thiện Nghiệp, Phan Thiết). Sau thời gian nuôi thử nghiệm với số lượng chim không nhiều, đến nay đàn bồ câu của anh Tâm đã phát triển đến mấy ngàn con.
Lợi nhuận thì khỏi nói, hàng tháng anh xuất chuồng từ 300 - 400 cặp. Giá bồ câu giống dao động khoảng 600 ngàn đồng/cặp. Bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/ cặp trở lên. Ở thành phố Phan Thiết cũng có anh Nhung, ở phường Đức Long đang thực hiện mô hình này. Số lượng chim bồ câu của anh Nhung nuôi chưa nhiều, nhưng hàng tháng cũng đem lại cho anh mức lợi nhuận trên 10 triệu đồng.
Hàm Thuận Bắc là huyện thuần nông nên luôn đi tiên phong trong áp dụng một số mô hình sản xuất và chăn nuôi mang tính hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo dạng bán công nghiệp được khởi đầu ở xã Hồng Liêm. Hộ thực hiện lúc đầu là ông Nguyễn Quốc Khuê, sống ở thôn Liêm Thuận.
Với 25 cặp bồ câu giống, sau gần 1 năm nuôi với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện cùng Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học tỉnh, đến nay đàn bồ câu đã phát triển trên 150 cặp, ngoài số bồ câu ra ràng và bồ câu thịt ông Khuê đã bán cho khách hàng, nhiều hộ nông dân trong xã thấy ông làm ăn được cũng tìm đến nhà ông mua giống về nuôi.
Hiện nay, xã Hồng Liêm đã có trên 15 hộ nuôi chim bồ câu Pháp theo cách làm của ông Khuê, có hộ đã phát triển số lượng chim giống đến 50 cặp. Tuy phong trào nuôi chim bồ câu Pháp theo dạng bán công nghiệp chưa phát triển đại trà ở một số vùng nông thôn trong tỉnh, nhưng với một số điều kiện phù hợp như diện tích chăn nuôi không lớn, kinh phí tùy khả năng, hiệu quả lợi nhuận…Mô hình này rất phù hợp để giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Bên cạnh những thuận lợi, việc làm nào cũng có mặt trái của nó. Người chăn nuôi chắc không quên những số liệu về dịch cúm gia cầm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố từ đầu năm 2013, các ổ dịch H5N1 đã phát triển ở 7 huyện của 4 tỉnh Khánh Hòa, Tây Ninh, Điện Biên, Kiên Giang khiến trên 28.000 con gia cầm mắc bệnh, phải tiêu hủy, trên 170 con chim trĩ nuôi ở Tiền Giang và hơn 4.000 con chim yến ở Ninh Thuận cũng được phát hiện bệnh và phải tiêu hủy.
Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, những nông dân muốn đầu tư nuôi chim bồ câu theo cách bền vững, ngoài yếu tố chuồng trại kiên cố (không nuôi thả tự do) người chăn nuôi cần phải nắm chắc một số yếu tố kỹ thuật và phòng ngừa dịch bệnh. Theo nghiên cứu của ngành chuyên môn, thì hiện nay 2 giống bồ câu Pháp Titan và Mimas là phù hợp nhất. Nơi chim ấp trứng cần sự yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng để chim tập trung.
Thời kỳ chim nuôi con phải thay ổ lót thường xuyên. Thức ăn chính cho chim ở giai đoạn nuôi vỗ béo là ngô và đậu xanh được nghiền nhỏ, vo thành viên, ngâm mềm rồi sấy khô. Ngoài ra người nuôi có thể sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp, ngô hạt đỏ. Trong thức ăn cần pha trộn một lượng sỏi nhất định để giúp chim trong quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Nước uống cho chim ngoài yếu tố vệ sinh cần bổ sung vitamin và kháng sinh để phòng bệnh. Tuy chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh rất tốt, nhưng người nuôi cũng cần phải áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Ngoài việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống, hạn chế để chim lạ vào chuồng…mỗi năm cần 3 lần tiêm vacxin phòng bệnh cho chim.
Theo tính toán của Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ KHKT tỉnh, nếu nuôi 25 cặp bồ câu bố mẹ, mỗi tháng lợi nhuận từ bán chim ra ràng sau khi trừ chi phí còn lãi trên 1.200.000 đồng. Nếu nuôi 100 cặp bồ câu giống lợi nhuận hàng tháng khoảng gần 5.000.000 đồng.
Nguồn phân của chim cũng giúp nông dân làm phân bón cho cây trồng. Nhưng nếu để dịch bệnh xảy ra, nhất là cách nuôi thả rong theo thói quen cũ, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người nuôi và môi trường chung quanh. Do đó, cách tốt nhất là bà con nên đầu tư nuôi chim theo dạng bán công nghiệp và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật, biện pháp phòng ngừa mà cơ quan chức năng đã hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm
Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng; các tháng còn lại, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối để hoang vào mùa mưa, nhiều diêm dân ở phường Ninh Hải đã mạnh dạn nuôi tôm trên ruộng muối.
Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.
Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.
Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.
Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.