Việt Nam đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thịt bò Pháp
“Việt Nam thông báo đã chính thức cho phép thịt bò Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 5. Pháp đã chờ đợi quá lâu rồi. Điều không phù hợp với quan hệ song phương thì phải kết thúc”, bà Pinvill nói.
Cũng như các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam đã áp dụng lệnh cấm vận với thịt bò Pháp cách đây 18 năm nhằm đối phó với bệnh bò điên. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong ASEAN dỡ bỏ lệnh này.
Bà Pinvill cho biết, bà đã đưa 22 bộ hồ sơ từ các doanh nghiệp Pháp muốn xuất khẩu thịt bò Pháp cho Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
“Tôi hi vọng tháng 8 sẽ có kết quả, và các doanh nghiệp sẽ được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam”, bà cho biết.
Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier cho biết thêm, Việt Nam mới chấp nhận cho thịt bò đã mổ không còn xương, và chưa cho phép những sản phẩm thịt bò khác như thịt bò nguyên con.
“Đó mới chỉ là bước đầu, và chúng tôi vẫn còn phải làm việc Việt Nam để sao cho nhiều sản phẩm thịt bò khác cũng được vào Việt Nam”, đại sứ nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã cho phép nhập khẩu táo Pháp, sau khi đặt lệnh cấm vận từ năm 2012. Đây là kết quả của một đoàn quan chức từ Việt Nam sang Pháp hồi tháng 7 vừa rồi để kiểm tra hồ sơ táo Pháp, bà cho biết.
Đại sứ cho biết thêm, về phần mình, Pháp đã chấp nhận vải thiều, xoài của Việt Nam vào thị trường Pháp. Bên cạnh đó, Pháp cũng ủng hộ các chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Pháp để mở đường vào thị trường châu Âu.
Ông nói, Pháp hi vọng Việt Nam cũng sẽ chấp nhận cho phép Pháp xuất khẩu quả kiwi.
Việt Nam đã mở cửa rất rộng với nhiều quốc gia. Hiện tại, thịt bò từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và New Zealand đang được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Bên cạnh đó, táo từ Trung Quốc thì được bày bán tràn ngập và khó được kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Người dân ở các ấp ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) đang phấn khởi vì trà dưa hấu đang phát triển tốt, hứa hẹn năng suất cao. Các ấp trồng dưa tập trung nhiều nhất là Cây Bàng, Đèn Đỏ, Cầu Muống và Bà Canh.
Mới 1 giờ sáng, vợ chồng ông Trần Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hiền Dung ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) lục đục thức dậy lùa trâu xuống cánh đồng phường 9, TP Tuy Hòa đang thu hoạch lúa để thả ăn. Trong đêm tối, hai vợ chồng “kèm” bầy trâu 7 con, vượt qua chặng đường 30 cây số, mờ sáng trâu mới “lọt” xuống cánh đồng ung dung gặm gốc rạ.
Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.
Sau hơn 10 năm phát triển, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt của gia đình anh Lê Văn Khánh, xã Linh Sơn đã trở thành một trong số ít các địa chỉ cung cấp lợn thương phẩm quy mô lớn của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Trang trại này đã đem lại cho gia đình anh lợi nhuận gần 400 triệu đồng mỗi năm.
Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.