Việt Nam Chủ Động 50% Giống Lúa Lai

Hôm qua, tại Nam Định, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị sơ kết tình hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 năm 2014. Đánh giá sơ bộ, các nhà quản lý và doanh nghiệp khẳng định, Việt Nam đã cơ bản chủ động được 50 giống lúa lai F1.
Theo kết quả đạt được, vụ đông xuân vừa qua tại các tỉnh phía Bắc, diện tích sản xuất giống lúa lai F1 đã tăng với tổng diện tích lên đến 1.420 ha, sản lượng dự kiến đạt 3.600 tấn, năng suất đã đạt 4,1 tấn/ha. Đã có 15 tỉnh, thành phố, tham gia sản xuất lúa lai.
Việt Nam từ chỗ phải nhập khẩu hoàn toàn hạt giống lúa lai từ nước ngoài, đã từng bước nghiên cứu, chọn lọc, nhân các dòng bố, mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong nước để giảm dần nhập khẩu, đồng thời tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân. Từ đó, ngành nông nghiệp đã chủ động được 50% nhu cầu giống lúa lai cho sản xuất. Trong thành công này, có sự đóng góp đáng kể từ dự án Khuyến nông về sản xuất hạt giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì.
Ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm đánh giá, dự án đã có tác động lớn trong công tác phát triển sản xuất giống lúa lai F1 tại các địa phương. Hiện đã có 20 doanh nghiệp gắn bó với sản xuất suất lúa giống cùng tham gia sản xuất lúa lai với quy mô lớn, góp phần chủ động nguồn giống lúa lai cho sản xuất.
Tính đặc thù của ngành sản xuất lúa lai F1 đòi hỏi quy hoạch một số vùng sản xuất giống tập trung tại các khu vực có điều kiện sinh thái tự nhiên, có điều kiện cách ly phù hợp, có sở vật chất kỹ thuật (thủy lợi, giao thông nội đồng, cơ sở chế biến…) đáp ứng yêu cầu cầu sản xuất hạt giống.
Các đơn vị sản xuất có đủ năng lực về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và có năng lực về tài chính và khả năng phát triển thị trường. Mặt khác, sản xuất hạt giống lúa lai F1 tuy có hiệu quả kinh tế cao, nhưng đòi hỏi chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro về thời tiết và thị trường, do đó cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển, từng bước chủ động nguồn giống lúa lai có chất lượng tốt, giá thành hạ, giảm dần lượng giống phụ thuộc vào nước ngoài.
Về chiến lược phát triển giống lúa lai, ông Nguyễn Đình Hoan- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định nói, Nam Định đã có 20 năm kinh nghiệm truyền thống sản xuất lúa lai. Từ nhiều năm trước, Nam Định đã quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với sản xuất giống chuyên canh và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ để doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống lúa lai. Nhờ vậy, lúa giống sản xuất tại Nam Định được nông dân ghi nhận như giống của Công ty Cường Tân (tại Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Nam Định).
Đóng góp chung vào sản lượng giống lúa lai năm nay, ông Nguyễn Quang Tuấn- Phó Tổng Giám đốc Công ty Giống cây trồng miền Nam khẳng định, công ty đang nỗ lực hết mình, nâng cao sản lượng F1 lẫn cả dòng bố mẹ, giúp thị trường độc lập, tránh lệ thuộc vào nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, kết quả sản xuất giống lúa lai năm 2014 là thành tích vượt trội, trong đó có dự án Khuyến nông về sản xuất giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, sản xuất giống lúa lai rất vất vả, gặp nhiều rủi ro nhưng không để người nông dân chịu rủi ro.
Các cơ quan chuyên môn cần sớm nghiên cứu để hoàn thiện chuỗi cung ứng giống lúa lai F1, từ nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao đến sản xuất. Bộ NNPTNT sẵn sàng đầu tư mạnh kinh phí để chủ động sản xuất giống lúa lai, nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, tránh hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước ngoài.
Related news

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tủa Chùa thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước tăng bình quân từ 3 - 5%/năm.

Nhận định ấy không phải là không có cơ sở, bởi cùng sống trong một môi trường, hoàn cảnh, điểm xuất phát như nhau; nhưng những người dân chăm lao động, không trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước thì cuộc sống đã khá giả...

Trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2009-2014 của huyện Tủa Chùa đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, trong đó có cựu chiến binh Lê Mạnh Cường, ở tổ dân phố Thống Nhất, thị trấn Tủa Chùa.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã xuống giống lúa vụ 3 gần 110.000ha, lúa chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Trong thời gian gần đây, do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn và thối thân vi khuẩn phát triển, lây lan trên diện rộng.

Ngày 28/7/2014, Hiệp hội Lương thực Việt Nam ra thông báo điều chỉnh giá gạo xuất khẩu. Theo đó, giá tối thiểu đối với gạo loại 25% tấm đóng bao 50kg/bao, theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam là 410 USD/tấn/FOB, tăng 35 USD/ tấn/FOB so với lần công bố vào ngày 18/7. Mặc dù năng suất lúa vụ hè thu có giảm so với cùng kì năm ngoái, song với mức giá hiện tại nhiều nông dân vẫn rất phấn khởi vì lợi nhuận được đảm bảo.