Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác. Tin tưởng vào tiềm năng của cây ca cao, ông Tạ Thanh Hải (khu phố 4, Phường 10) duy trì vườn ca cao của mình và tìm tòi phương thức chế biến các sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát từ trái ca cao.
Năm 2002, ông Hải đã đầu tư gần 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống chế biến hạt ca cao khép kín. Nhận thấy thị trường tiêu thụ của các sản phẩm chế biến từ trái ca cao có khả năng phát triển mạnh, ông mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2009, ông được hỗ trợ hệ thống dây chuyền chế biến hạt ca cao quy mô nhỏ theo Dự án ca cao hữu cơ tỉnh Tiền Giang. Với sự đầu tư này, trong năm 2010 ông Hải đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 1,5 tấn sản phẩm từ trái ca cao như: kẹo sô cô la, bột ca cao, rượu ca cao, bơ ca cao... Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ trái ca cao của DNTN Lâm Anh (do ông Tạ Thanh Hải làm chủ) đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng bách hóa trong và ngoài tỉnh.
Khi đã tìm được đầu ra ổn định cho cây ca cao, với gần 4.500m2 đất nông nghiệp, ông Hải mạnh dạn nhân rộng diện tích trồng ca cao của gia đình, từ 200 lên 400 cây. Hơn 35 năm gắn bó với cây ca cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong canh tác giống cây này, ông chia sẻ: "Để cây ca cao phát triển tốt và cho năng suất cao, nên trồng cây ca cao xen với những loại cây có tán rộng như cây dừa, nhãn..., vì cây ca cao là loại cây thích hợp với bóng mát. Ngoài việc bón phân đầy đủ, phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, người trồng nên thường xuyên phun thuốc trừ sâu, nhất là phòng trừ sâu đục thân". Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn ca cao của ông Hải cho năng suất rất cao. Với 400 cây ca cao, mỗi năm ông Hải thu hoạch trên 10 tấn trái. Riêng trong năm 2010, ông thu lãi trên 200 triệu đồng từ mô hình sản xuất và chế biến trái ca cao. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình kinh tế của ông Hải còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.
Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.
Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…
Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.
2 năm qua, tỉnh Bình Định liên tục đưa giống lúa thuần VN 121 vào mô hình trình diễn với diện tích lớn.