Khai Trương Trung Tâm Phát Triển Ca Cao Bình Phước
Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.
Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước (CDC) và buổi tọa đàm chuyên đề về “Phát triển bền vững ngành hàng ca cao thông qua các mô hình dịch vụ khuyến nông tư nhân” do Dự án Hợp tác Công tư phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam tổ chức.
Ông Đinh Hải Lâm, GĐ Phát triển Ca cao tại Việt Nam (Cty Mars Incorporated), cho biết: Đây là trung tâm thứ 2 sau trung tâm đầu tiên đi vào hoạt động ổn định, phát huy tốt tại huyện Ea Kar (Đăk Lăk); đồng thời đây cũng là một trong những công trình nằm trong dự án hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững Việt Nam - Hà Lan do sự đóng góp trực tiếp của Tập đoàn Mars vào dự án.
Các trung tâm CDC là nơi đào tạo, giúp nông dân thực hành trực tiếp các kỹ thuật canh tác ca cao và là điểm tham quan tiếp cận các mô hình trồng ca cao hiệu quả để nông dân học tập. Đồng thời, CDC cũng chính là đầu mối để xây dựng hệ thống khuyến nông định hướng kinh doanh, nhằm hỗ trợ khuyến khích nông dân trồng ca cao bền vững.
Mỗi CDC sẽ đào tạo và hỗ trợ cho 25 Trung tâm Dịch vụ ca cao (CVC); đồng thời mỗi CVC sẽ có đội ngũ bác sĩ ca cao chuyển giao kỹ thuật canh tác ca cao cho ít nhất 150 nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.
Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.
Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.
Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.