Vicofa Lại Muốn Tạm Trữ 200.000 Tấn Cà Phê

Khác với những năm trước, đầu vụ cà phê 2014 - 2015 giá cà phê nội địa và quốc tế có xu hướng tăng. Thế nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, Vicofa vẫn sẽ kiến nghị Chính phủ tạm trữ 200.000 tấn cà phê trong niên vụ này để hỗ trợ giá cho nông dân.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, cho biết mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng 2 tháng nhưng lại tiêu dùng cho cả năm.
Người nông dân thường có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để chi trả tiền phân bón, và chi tiêu trong gia đình; một khi nông dân bán ra nhiều giá sẽ giảm; do đó cần tạm trữ để giúp giá cà phê không xuống quá thấp.
Đây không phải là lần đầu Vicofa đưa ra đề nghị tạm trữ vào mỗi đầu vụ cà phê. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, kiến nghị này không được chấp nhận.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT), trong 9 tháng của năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 1,35 triệu tấn cà phê với tổng trị giá 2,81 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 32% về khối lượng và gần 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm đạt 2.068 đô la Mỹ/tấn, giảm gần 3,6% so với năm 2013. Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), hiện Việt Nam chiếm 15% sản lượng cà phê của toàn thế giới, xuất khẩu chiếm 17% thị phần của thế giới. Nếu chỉ tính riêng mặt hàng cà phê robusta, Việt Nam chiếm 40% thị phần.
Giá cà phê ngày 14-10 tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức 41.000 - 41.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với ngày trước.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.

Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...