Vị Xuyên tập trung chăm sóc lúa vụ Mùa

Chị Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Xuyên cho biết: “Ngay từ đầu vụ, Phòng đã cử cán bộ thường xuyên sâu sát cơ sở; trực tiếp hướng dẫn bà con làm đất, gieo mạ, đảm bảo cấy lúa Mùa trong khung thời vụ tốt nhất. Đồng thời hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất và phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Phối hợp với các phòng chuyên môn tăng cường giám sát tình hình, dự báo thời điểm phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp phòng trừ...”.
Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên chủ yếu gieo cấy các giống lúa: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, Kim ưu, Việt Lai 20, BC 15... Thời gian qua, do thời tiết diễn biến phức tạp đã xuất hiện một số sâu, bệnh hại lúa như: Sâu cuốn lá, rầy, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn... trên một số diện tích lúa ở các xã: Đạo Đức, Trung Thành, Tùng Bá, Kim Thạch, Phú Linh, thị trấn Vị Xuyên... Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan chuyên môn của huyện Vị Xuyên đã trực tiếp kiểm tra tại những cánh đồng bị sâu bệnh hại, cấp thuốc và hướng dẫn bà con xử lý kịp thời. Với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn bà con nhân dân rút nước khô ruộng 2 - 3 ngày khi bệnh mới chớm xuất hiện để làm giảm tốc độ phát triển và lây lan của bệnh; bón phân cân đối, tăng cường kali giai đoạn bón thúc đòng; sử dụng các thoại thuốc: Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Apolists... đồng thời kết hợp biện pháp phun phân bón qua lá như phân Đầu trâu, phân bón Viên sủi... để kích thích sự sinh trưởng trở lại của lúa.
Bên cạnh đó, huyện Vị Xuyên cũng tích cực đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao KHKT giúp nhân dân nắm vững quy trình canh tác đối với từng loại cây trồng; qua đó, từng bước nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Từ đầu năm đến nay đã mở được 64 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây vụ Đông; kỹ thuật ủ phân chuồng, phân xanh; kỹ thuật chăm sóc lúa lai... thu hút trên 3.000 lượt người tham gia. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chủ động triển khai công tác chống hạn theo phương án tập trung nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất vụ Mùa.
Do vụ Mùa có điều kiện nhiệt độ cao, thời gian sinh trưởng của lúa rút ngắn, hơn nữa thời tiết năm nay diễn biến phức tạp nên lúa rất dễ mắc các bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá, sâu đục thân... Vì vậy, bà con nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa để phát hiện sớm sâu bệnh hại, chủ động có biện pháp phòng trừ. Đồng thời, bà con cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của cán bộ chuyên môn trong việc chăm sóc và bảo vệ lúa Mùa. Các ngành chuyên môn của huyện cần đẩy mạnh phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc lúa và phòng, trừ sâu bệnh hại đảm bảo đúng quy trình, an toàn cho người và môi trường sinh thái.
Với sự chủ động, tích cực trong công tác chăm sóc lúa vụ Mùa của chính quyền, các ngành chuyên môn và bà con nông dân, tin tưởng rằng huyện Vị Xuyên sẽ giành thêm một vụ Mùa thắng lợi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...