Cần Có Sự Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa 4 Nhà Để Phát Triển Ca Cao Bền Vững
Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.
Dak Lak hiện có trên 2.000 ha ca cao, năng suất bình quân 12 tạ hạt khô/ha, tổng sản lượng 1.427 tấn hạt khô. Theo đánh giá của dự án, ca cao là cây có nhiều tiềm năng, đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các dự án, tổ chức, công ty trong và ngoài nước và ngành nông nghiệp địa phương.
Tuy nhiên, đây là đối tượng cây trồng mới nên nông dân chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, công tác truyền thông bước đầu đã được địa phương, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ nông dân sản xuất ca cao thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo về mô hình… song vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, để phát triển ca cao bền vững rất cần sự phối hợp chặt chẽ của "bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế; phải tập trung ưu tiên lợi ích kinh tế của người nông dân lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa cơ quan truyền thông với cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất, thu mua ca cao; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hội thảo, hội nghị, tham quan trình diễn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) có khoảng 100 ha chuyên trồng các giống ớt chỉ thiên, F1 Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở các xã Hà Thanh, Nguyên Giáp, Minh Đức.
Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.
Khoai mỡ nặng từ 15 đến 60 kg, buồng chuối xiêm 40 nải, đu đủ dài quá khổ... là những sản vật vườn nhà của nông dân Nguyễn Hoàng Oanh ở tỉnh Sóc Trăng.
Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.
Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.