Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ

Vì Sao Mối Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Và Người Nuôi Tôm Còn Bỏ Ngỏ
Ngày đăng: 09/10/2013

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thủy sản, mà hơn ai hết, nông dân cũng là người gánh chịu nhiều rủi ro một khi dịch bệnh xảy ra hoặc giá cả xuống thấp.

Vấn đề được đặt ra là vì sao doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa tìm được một hướng đi chung? Nguyên nhân nào làm cho mối liên kết giữa hai đối tượng này còn mờ nhạt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Với hơn 4.000 ha nuôi tôm công nghiệp, sản lượng chiếm gần 1/4 cả nước, Cà Mau là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra và kéo dài thời gian qua chính là tình trạng thiếu tôm nguyên liệu cho xuất khẩu, nhất là dịp cuối năm.

Hiện tỉnh có 32 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì có đến 31 đơn vị chỉ hoạt động dưới 40% công suất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính là bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm. Và việc nông dân neo hàng chờ giá trong khi doanh nghiệp lao đao để tìm mua nguyên liệu, thậm chí phải nhập tôm ngoài tỉnh là một ví dụ cụ thể.

Còn theo người nuôi tôm, lý do khiến họ không mặn mà tham gia liên kết, chính là sự lệ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp. Dù đầu ra ổn định, song cuối cùng là sản phẩm mà họ làm ra luôn bị ép giá.

Xoay quanh vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, ngoài những nguyên nhân nói trên thì vấn đề khó khăn nhất để doanh nghiệp và người nuôi tôm liên kết sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm là chưa có tổ chức làm cầu nối, nhất là đại diện cho nông dân.

Điều đáng quan tâm là ngay cả mối liên kết giữa nông dân với nông dân và doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện vẫn còn bất cập. Cụ thể, vẫn còn nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp thì cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính điều này đã làm cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mất đi tính bền vững. Và hệ lụy của nó là bài toán về sản xuất cũng tiêu thụ nông sản không chỉ tại Cà Mau mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở nên nan giải hơn.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Tra Tăng Đều Giá Cá Tra Tăng Đều

Ông Út Anh, một người nuôi cá có tiếng ở Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), vừa cho biết, giá ca tra kích cỡ 800-900 gam/con, do thương lái thu mua ngay tại ao ở khu vực này, hiện đã vào khoảng 24.200-24.300 đ/kg. Nếu so với hồi tháng 2, giá cá tra đã tăng khá, bởi cách đây một tháng, giá cá tra ở Cần Thơ chỉ khoảng trên dưới 23.000 đ/kg. Còn ở Vĩnh Long, trong tháng 2, giá cá tra nằm ở mức 22.500-23.000 đ/kg.

19/03/2014
Hướng Phát Triển Mới Của Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Bổ Sung Thức Ăn Công Nghiệp Hướng Phát Triển Mới Của Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Bổ Sung Thức Ăn Công Nghiệp

Thực hiện chương trình khuyến ngư năm 2013, Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp với quy mô 9.000 m2 tại các hộ thuộc huyện Gia Viễn. Sau 8 tháng triển khai, mô hình đã hoàn thành và cho kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt.

22/02/2014
Giá Heo Tăng, Nông Dân Tăng Đàn Giá Heo Tăng, Nông Dân Tăng Đàn

Thời gian gần đây, do sợ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng đã chuyển từ ăn thịt gà sang thịt heo. Nhờ đó giá heo tăng cao, nông dân phấn khởi tái đàn.

19/03/2014
Mùa Thuốc Cá Mùa Thuốc Cá

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.

22/02/2014
Tồn Kho Phân Ure Tăng Cao Tồn Kho Phân Ure Tăng Cao

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

19/03/2014