Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con
Sau 5 ngày kiểm tra tại khu vực biển phường Hàm Tiến và phường Mũi Né. Tổ kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra, xử lý và tháo dỡ: 10.200 bẫy tôm hùm con do ngư dân giăng bẫy trái phép. Cụ thể, tại khu vực biển phường Hàm Tiến Tổ Kiểm tra đã tháo dỡ 4.200 bẫy tôm hùm con (trong đó có 300m lưới mùng). Tại khu vực biển phường Mũi Né Tổ Kiểm tra đã tháo dỡ 6.000 bẫy tôm hùm con.
Được biết vẫn còn 20 – 30% bẫy tôm hùm con tại 2 khu vực trên chưa được tháo dỡ gần khu vực nhà dân, hốc đá, nơi chưa có du lịch hoạt động. Tổ kiểm tra sẽ tiếp tục kiểm tra và tháo dỡ đợt 2. Toàn bộ tang vật vi phạm được bàn giao về UBND các phường liên quan, yêu cầu niêm yết thông báo theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…
Với mô hình nuôi sinh thái xen ghép các loại cá, tôm, cua, ông Võ Diên (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, TP. Huế) đã có được nguồn thu nhập hấp dẫn.
Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi gà J-Dabaco, gia đình bác Trần Văn Hoàn ở thôn Đại Hà, xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương) thu lãi mỗi năm hơn trăm triệu đồng...
Trong những năm qua, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt. Bởi, trồng rau muống lấy hạt chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.