Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi
Từ đầu vụ đến nay, toàn huyện Thới Bình có trên 5.600 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm khoảng 13% tổng diện tích, tập trung nhiều ở các xã: Trí Phải, Trí Lực, Tân Phú, Hồ Thị Kỷ và thị trấn Thới Bình. Tôm thả nuôi từ 1 tháng đến 1,5 tháng thì có biểu hiện bệnh và chết hàng loạt, nhiều người dân bị thiệt hại trắng. Theo bà con, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước.
Toàn huyện U Minh có khoảng 10 ha tôm nuôi bị chết rải rác. Theo ngành chuyên môn, độ mặn trong ao đầm tăng cao, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn là nguyên nhân làm tôm nuôi thiệt hại. Ngoài ra, việc một số hộ nuôi tôm bị chết tự ý xả nước thẳng ra sông làm ô nhiễm môi trường nước cũng khiến dịch bệnh lây lan.
Cơ quan huyên môn huyện U Minh khuyến cáo nông dân không nên thả tôm ngay thời điểm này, mà nên chờ thời tiết thuận lợi mới tiến hành thả tôm nối vụ.
Có thể bạn quan tâm
Thương lái ở nhiều nơi phản ánh, thời gian gần đây để tăng trọng lượng lúa khi bán, một số nông dân đã dùng biện pháp bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch. Việc làm này lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy...
Hơn 1 năm trước, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Công ty CP Đông Dương (CT Đông Dương) bất ngờ quyết định cắt 2.500 m2 đất tại Trung tâm thương mại (TTTM) Lương Sơn làm mô hình gấc giới thiệu cho nông dân.
Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với đề án phát triển nghề nấm của tỉnh Bắc Giang, năm 2013, Hội Nông dân huyện Sơn Động liên kết với Trung tâm Dạy nghề Anh Tuyết - Bắc Giang, Trung tâm Giống nấm tỉnh xây dựng mô hình trồng nấm ở 5 xã.
Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh, từ 80-85 ngàn đồng/chục (12 trái). Do giá dừa tăng và tương đối ổn định từ sau Tết đến nay, nên bà con trồng dừa rất phấn khởi.
Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.