Vất Vả Làm Hoa Tết Trên Đất Treo
Càng về giáp tết, những thửa đất “treo” dọc đại lộ Hùng Vương đoạn phường 9, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) chợt phủ xanh mát, rồi chuyển sắc rực rỡ.
Đây là hàng chục hecta đất quy hoạch dành cho các dự án, công trình nhưng nhiều năm rồi vẫn để không. Bà con thấy tiếc nên xin tạm trồng hoa ngắn ngày, hòng kiếm chút xuân. Việc “kiếm tết” tại khu vực trên đã diễn ra nhiều năm rồi…
“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.
Còn bà Trần Thị Mai (ở Ninh Tịnh 4) nhẩm tính chi phí trồng 400 chậu cúc tại khu đất “treo”: Chậu 6 triệu đồng, giống 7 triệu đồng, tăm đỡ cành 12 triệu đồng, phân - thuốc 15 triệu đồng, điện tưới - chong cúc 5 triệu đồng, công chăm 5 triệu đồng. “Tính sơ sơ, gia đình đã “đổ” ra 50 triệu đồng rồi. Thức khuy dậy sớm truân chuyên 4 tháng ròng. Nếu cúc thất thì “trắng túi”. Riêng năm nay cúc đang phát triển tốt, dưng mà lại lo bị ế. Dự đoán giá cả bị kéo thấp, nếu bán không đạt trên 100.000 đồng/chậu, thì có nước tết này… ăn mắm!”.
Trồng hoa vùng “xôi đậu” nên có người “cảnh giác” khi phóng viên hỏi thăm: “Hỏi để yêu cầu đòi thu lại à? Thì chúng tôi đều biết đây là đất nhà nước, nên chỉ làm tạm mấy loại hoa giá rẻ. Còn khi người ta khởi công dự án, thì mình rút dẹp, đâu có ảnh hưởng đến ai!”.
Không cấm đoán nhưng chẳng thấy cán bộ chính quyền nào tỏ ra công khai ủng hộ vùng hoa “treo”. Có người e dè: “Nhiều ý kiến ý cò mệt lắm! Thôi thì “lơ” cho bà con làm. Khi có dự án triển khai thì phải tự động dẹp nghỉ”. Ông Nguyễn Đồng Ghi - Chủ tịch Hội Nông dân phường 9 nói: “Bà con cũng chỉ “đánh nhanh” mấy loại bông ngắn ngày như cúc, vạn thọ. Không ai dám đưa mai, quất ra trồng vì thời gian dài, khó thể rào giậu bảo vệ”.
Theo ông Ghi, Hội cũng đã từng đứng ra xin mượn đất “treo” để bà con sản xuất tạm, khi nào hết “treo” thì hoàn lại. Thế nhưng có quá nhiều ý kiến phản đối, bởi việc trồng hoa thường phải phun thuốc trừ sâu, làm ảnh hưởng các hộ dân và công sở lân cận. Việc nhiều hộ “hoa treo” xin lắp tạm đường điện để tưới nước, chong đèn đêm,… dẫn đến điện trong khu vực nhiều lần “tụt áp”. Vì thế bà con phải cam kết tránh phun thuốc hoa vào giờ ăn cơm, nghỉ trưa. Nhiều người phải tưới nước, phun thuốc vào ban đêm…
“Đất vàng đất bạc mà cứ quy hoạch “bỏ xó” mênh mông, ai mà không xót! Làm hoa tết trên đất kiểu này cũng là việc chẳng đặng đừng, cứ tạm bợ, phập phồng. Thôi thì tới đâu hay tới đó…!” - bà Trần Thị Mai thở dài nói.
Có thể bạn quan tâm
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.
Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.
Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.