Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn đầu tư lớn vào chăn nuôi

Vẫn đầu tư lớn vào chăn nuôi
Ngày đăng: 25/10/2015

Tuy nhiên tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước và cả ngoài nước (FDI) vẫn tìm thấy những cơ hội lớn và đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tiếp đến là liên kết với các trang trại mở rộng chăn nuôi.

 

Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà máy của Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (Khu công nghiệp Dầu Giây, huyện Thống Nhất).

Hiện ngành chăn nuôi tại Đồng Nai đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng công nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Đây là sự chuyển đổi cần thiết để tăng sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong nước khi bước vào hội nhập.

* Thêm dự án lớn

Ông Kim Sung Kang, Giám đốc Công ty TNHH CJ Vina Agri, cho biết:

“Sau khi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất gần 300 ngàn tấn/năm ở Khu công nghiệp Dầu Giây (huyện Thống Nhất) đi vào hoạt động ổn định, chúng tôi sẽ liên kết với các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đầu tư vào chăn nuôi.

Đích đến trong tương lai của CJ Vina Agri là xây dựng chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn”.

Công ty TNHH CJ Vina Agri thuộc Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), ngoài đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, tập đoàn này đang dự kiến đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt và chế biến tại Đồng Nai.

Hiện tập đoàn này đã liên kết trồng ớt, cải thảo với nông dân 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận.

Mới đây, Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh, doanh nghiệp “nội” chăn nuôi gà thịt lớn nhất tại Đồng Nai, đã khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi khoảng 180 tỷ đồng với công suất 200 ngàn tấn/năm tại Khu công nghiệp Dầu Giây.

“Công ty đầu tư thêm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm cung cấp cho các trang trại vệ tinh để mở rộng mạng lưới chăn nuôi gà thịt cung ứng cho thị trường.

Hiện nay, gà thịt của công ty đã vào tất cả các hệ thống siêu thị lớn: BigC, Metro, Co.op Mart, Aeon, Vinmart” - ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh chia sẻ.

Để tăng khả năng cạnh tranh trong thời hội nhập khi thịt ngoại giá rẻ tràn ngập thị trường, Bình Minh đã xây dựng quy trình chăn nuôi gà khép kín chủ động từ khâu giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ và đưa sản phẩm ra thị trường.

* Cạnh tranh bằng chất lượng

Vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm luôn được các nhà đầu tư cho là yếu tố sống còn của ngành chăn nuôi khi bước vào hội nhập.

Ông Kiều Minh Lực, đại diện của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, cho biết:

“Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, mà còn làm phương hại đến uy tín và năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Gần đây, C.P tổ chức kiểm tra chất cấm trong sản phẩm heo xuất trại và đưa ra cam kết với người tiêu dùng: tất cả các sản phẩm thịt tươi sống và thực phẩm chế biến có nhãn hiệu C.P hoàn toàn không chứa chất tạo nạc hay bất kỳ hóa chất nào nằm trong danh mục chất cấm của Cục Chăn nuôi”.

Hiện C.P đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến thực phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển hệ thống phân phối để đưa sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng.

Chia sẻ về giải pháp tăng sức cạnh tranh cho chăn nuôi nội địa, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc điều hành Công ty TNHH San Hà (TP.Hồ Chí Minh), cho rằng DN và nông dân cần bắt tay xây dựng chuỗi liên kết chuyên môn hóa từ khâu con giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi đến giết mổ, phân phối…

Trong chuỗi liên kết này, mỗi đối tượng phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để làm tốt, đảm bảo kiểm soát hiệu quả nguồn gốc, chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Theo bà Hà: “San Hà đang liên kết với Hợp tác xã nông nghiệp Phú Ngọc (huyện Định Quán) để sản xuất gà thảo dược.

Đây là một lợi thế chỉ có DN “thổ địa” mới khai thác được để tạo ra đặc sản riêng nhằm tăng sức cạnh tranh khi tham gia thị trường”.

Theo ông Sakagami Tsutomu, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh, nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của nhiều DN Nhật Bản.

Đồng Nai là tỉnh có chăn nuôi, trồng trọt phát triển, vì thế trong thời gian tới hiệp hội sẽ làm trung gian giới thiệu cho các DN Nhật Bản đến đầu tư vào cả lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt lẫn công nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

17/07/2014
Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

17/07/2014
Trại Bò Ông Xuân Trại Bò Ông Xuân

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

02/08/2014
Lừng Chừng Tôm Thẻ Lừng Chừng Tôm Thẻ

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.

18/07/2014
Cà Phê Tây Nguyên Tăng Giá Mạnh Cà Phê Tây Nguyên Tăng Giá Mạnh

Cà phê thế giới tăng kéo giá cà phê Việt Nam tăng theo. Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), sáng 1/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng rất mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn.

02/08/2014