Triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo
Cụ thể, đợt I từ ngày 1-4 đến ngày 26-4-2015; đợt II từ ngày 1-10 đến ngày 26-10-2015. Qua đó nhằm tạo được miễn dịch và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên trong quần thể gia súc đối với bệnh LMLM và dịch tả heo.
Đối với hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, gia trại qui mô nuôi từ 200 con trở xuống được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, tiền công tiêm phòng và chi phí kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng; Trang trại chăn nuôi gia súc có tổng đàn trên 200 con được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, không hỗ trợ tiền công tiêm phòng và chi phí kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng.
Đối với các cơ sở nuôi gia công cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chủ cơ sở tự chi trả kinh phí tiêm phòng và kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng. Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi heo đã đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM và dịch tả (không phân biệt nguồn vốn đầu tư) được hỗ trợ kinh phí xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM và dịch tả theo kế hoạch thực hiện dự án an toàn dịch bệnh động vật năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.
Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.
Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.
Phong trào “nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân (HND) đang ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nông dân toàn tỉnh. Qua đó, đã khơi dậy ý chí làm giàu, là động lực giúp nông dân vươn lên trong cuộc sống.
Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.