Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng dụng men vi sinh chế biến thức ăn chăn nuôi

Ứng dụng men vi sinh chế biến thức ăn chăn nuôi
Ngày đăng: 06/05/2015

Kết quả đó phản ánh những tiến bộ đáng mừng của ngành chế biến thức ăn trong chăn nuôi. Nhưng do giá thức ăn gia súc còn quá cao nên một nghịch lý là người chăn nuôi càng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp thì lợi nhuận càng thấp và nhiều khi còn thua lỗ, trong khí đó yếu tố tích cực nhất có thể giúp cho nông dân giảm chi phí tối đa và có lợi nhuận cao nhất đó là khai thác (mua tại chỗ), tận dụng (của gia đình) nguồn nguyên liệu có sẵn để chế biến thức ăn.

Hiện nay, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách đối với các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc nhằm giảm giá đầu vào để giảm giá thức ăn chăn nuôi. Thế nhưng, nhìn chung giá thức ăn gia súc vẫn cao trong khi đó, giá đầu ra của sản phẩm thịt như hiện nay thì người chăn nuôi vẫn khó có lợi nhuận. Đây có lẽ là nguyên nhân lớn nhất làm cho người chăn nuôi hạn chế việc nhân đàn và không ít hộ chăn nuôi đã bỏ nghề (nhất là đối với chăn nuôi lợn). Thực trạng này nếu không được các ngành, các cấp, các doanh nghiệp chế biến thức ăn nhìn nhận để tìm giải pháp khắc phục, chia sẻ thì ngành chăn nuôi sẽ không đạt được mục tiêu phát triển và ngành chế biến thức ăn gia súc cũng khó có được thị trường ổn định.

Từ thực tế trên, gần đây một số cơ quan nghiên cứu, chuyển giao mô hình... khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng một số phương pháp chế biến, phối trộn nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi hiệu quả, đảm bảo cho nguời chăn nuôi có lãi.

Ở tỉnh Nghệ An, được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ, nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh về: "Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi (trâu, bò, lợn) từ cây ngô trên địa bàn Nghệ An" đã xây dựng một số mô hình khảo nghiệm ở một số địa phương (điểm chính ở xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương). Thông qua các kết quả đạt được từ các mô hình, xin giới thiệu một vài phương pháp phối trộn thức ăn có hiệu quả trong chăn nuôi hiện nay như sau:

Khai thác, sử dụng khoảng 70% nguyên liệu tại chỗ chế biến ủ men phối trộn với khoảng 30% thức ăn đậm đặc công nghiệp. Trong thực tế, hàng ngày, nhiều loại sản phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp sau thu hoạch nếu gặp thời tiết không thuận lợi, không phơi sấy được sẽ bị hỏng và là lãng phí rất lớn. Nhưng nếu thông qua công nghệ men vi sinh thì những nguyên liệu đó có thể đưa vào chế biến và bảo quản thì có thể sử dụng đến cả năm. Cách làm cụ thể như sau:

Các loại sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch có thể dùng làm nguyên liệu chế biến làm thức ăn chăn nuôi của gia đình hoặc mua tại các chợ nông thôn, như củ quả (ngô, sắn khoai...), rau các loại... (kể cả lá sắn...), đảm bảo chất lượng không bị mốc, hấp hơi hoặc có mùi lạ đem rửa sạch; từng loại nguyên liệu đó đem băm nhỏ (tuỳ theo quy mô có thể dùng máy để băm, thái); sau đó dùng các chủng của men vi sinh (Super Bio) trộn đều theo tỷ lệ khoảng 1 - 10 đóng vào bao nilon hút hết không khí trong bao, buộc chặt để vào kho hoặc nơi khô ráo sau 7 - 10 ngày đưa ra làm thức ăn cho chăn nuôi.

Tuỳ khả năng về nguồn nguyên liệu tại chỗ để xác định mức phối trộn, nhưng tốt nhất là dùng khoảng 70% hỗn hợp các loại thức ăn đã ủ lên men trộn với khoảng 30% thức ăn đậm đặc công nghiệp để làm khẩu phần cho gia súc ăn. Thức ăn đậm đặc do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc cung cấp; thức ăn gồm các loại nguyên liệu tại chỗ đã chế biến ủ men do người chăn nuôi tự phối trộn để tạo ra hỗn hợp thức ăn càng nhiều loại càng tốt. Đối với chủng của men vi sinh (Super Bio) chỉ cần mua 1kg (đã có bán tại các xã thực hiện mô hình), làm theo quy trình trên, người chăn nuôi nhân được 10kg và từ đó có thể tự sản xuất để sử dụng theo nhu cầu.

Với cách làm như trên, bà con có thể khai thác tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ để phối trộn làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên có thể tuỳ theo điều kiện và khả năng khai thác, tận dụng nguyên liệu tại chỗ mà bà con có thể quyết định tỷ lệ phối trộn, có thể sử dụng đến 100% thức ăn ủ men đã phối trộn tại chỗ cho gia súc ăn và cũng có thể với tỷ lệ 50 - 50... nhưng chắc chắn nếu tỷ lệ phối trộn thức ăn tự chế càng cao thì khả năng cân đối về dinh dưỡng, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn càng hạn chế. Vì vậy, bà con nên sử dụng một tỷ lệ thức ăn đậm đặc sản xuất công nghiệp, sau đó phối trộn một số loại thức ăn ủ men tự sản xuất (như hướng dẫn trên), bảo đảm sẽ tạo ra một hỗn hợp vừa rẻ, chất lượng tốt, vừa sử dụng được các thức ăn sẵn có của gia đình.


Có thể bạn quan tâm

2 Giống Bắp Nếp Lai Mới Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Quảng Nam 2 Giống Bắp Nếp Lai Mới Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Quảng Nam

Ngày 26.2, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc (Quảng Nam) phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn 2 giống bắp nếp lai mới HN68 và HN88.

01/03/2013
Đắng Cổ Vì Giá Lạc Đắng Cổ Vì Giá Lạc

Vụ lạc năm nay, nông dân các địa phương ở Thừa Thiên Huế thu hoạch xong. Khác với mọi năm, lạc đã hái trái, phơi khô nhưng chỉ đóng vào bao cất chứ không bán.

09/07/2013
Cấp Giống Cam Canh Cho Nông Dân Cấp Giống Cam Canh Cho Nông Dân

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp miễn phí 1.500 cây cam canh giống cho nông dân xã Tà Nung. Đây là hỗ trợ của ngành nông nghiệp cho nông dân nhằm chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi kém năng suất sang canh tác loại cây trồng mới.

09/07/2013
Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng GAP Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng GAP

Chọn giống cá rô phi đơn tính đực, nuôi thả theo hướng GAP, mô hình thí điểm nằm trong khuôn khổ dự án phát triển nuôi cá theo quy trình bán thâm canh được thực hiện tại xã Trung Minh và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế hộ mà còn mở rộng khuyến cáo ở địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

13/04/2013
Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán

Chúng tôi về thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một trong những nơi hiện nay đang nuôi nhiều cá bớp, bởi hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Theo ông Nguyễn Phước, phó chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Lương thì hiện nay toàn xã có hàng chục hộ dân nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu. Người nuôi ít nhất cũng khoảng 500 con, nuôi nhiều khoảng 3.000 con.

10/07/2013