Đăk Lắk tăng hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng
Chỉ riêng tại xã Hòa Hiệp, người dân đã chuyển gần 100 ha đất lúa sang trồng bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, ngô lai… nên không những tránh được hạn hán, mà còn cho thu nhập cao hơn.
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Hữu Minh, ở thôn Đông Sơn, xã Hòa Hiệp, với 1 ha đất chuyển đổi trồng nhiều loại rau quả khác nhau, anh đã thu được hơn 50 triệu đồng, gấp đôi so với trồng lúa.
“Làm lúa đạt sản lượng cao nhất tổng thu mới được 25 - 30 triệu đồng/ha; trong khi trồng rau quả, một sào cũng đạt được 9 triệu đồng. Mặt khác, trồng rau quả đỡ vất vả hơn, thời gian cũng ngắn hơn, chỉ cần đòi hỏi kỹ thuật một chút nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn nhiều so với trồng lúa”, anh Minh cho biết.
Năm thứ hai chuyển đổi cây trồng tránh hạn thành công, bà Đỗ Thị Bạch Yến, ở xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin cho biết, trời nắng nên dưa, bí được mùa, gia đình bà cũng như người dân ở đây đều có lãi lớn.
“Khí hậu năm nay ít lạnh hơn, cùng với việc giá cả ổn định và tăng cao hơn năm ngoái. Năm ngoái giá dưa, bí chỉ đạt 3.200 đồng/kg nhưng sang năm nay đã bán được 5.100 đồng/kg, khiến bà con phấn khởi hơn.
Có thể bạn quan tâm
Phòng NN - PTNT Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hỗ trợ 38 hộ nông dân ở thôn Thượng, xã Hồng Giang thực hiện mô hình trồng 4 ha giống cà chua Hồng Châu của Cty Sygenta Việt Nam. Đây là giống cà chua lai F1, có đặc điểm: kháng bệnh vàng xoăn lá tốt; sinh trưởng và phát triển khoẻ, chiều cao của cây đạt từ 1,2 – 1,4 m; tỷ lệ cây ra hoa và đậu quả sai (từ 80 – 120 quả/cây)
Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt, khiến nông dân loay hoay chưa có biện pháp khắc phục. Đặc biệt 5 xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, khiến bà con rơi vào cảnh điêu đứng.
Tấm giấy chứng nhận GlobalGAP đã và đang nâng dần giá trị trái ngon ở ĐBSCL. Tuy vậy, bên cạnh cái được thì vẫn còn tồn tại cái chưa được GlobalGAP.
Hến biển có tên khoa học là Scirpus littoralis Schrab (theo sách phân loại của Phạm Hoàng Hộ, quyển III, tập 2, trang 633, NXB Mekong, 1993) nông dân huyện Đông Hải, Giá Rai (Bạc Liêu) gọi là Cỏ Năng Tượng
Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.