Vải thiều vào Pháp hai khó khăn chính
Vải thiều được người tiêu dùng Pháp ưa thích. Với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, vải thiều Việt Nam có thể cạnh tranh tốt với vải xuất xứ từ Nam Phi, Madagasca hay Thái Lan. Với những tín hiệu khả quan về tiêu thụ, dự báo cả mùa vải năm 2015, lượng vải thiều Việt Nam có thể tiêu thụ khoảng 2 tấn tại Paris. Nếu có thể vận chuyển vải thiều tới các thành phố lớn khác như Lyon, Marseille, Bordeaux... thì tổng lượng tiêu thụ có thể lên tới 8 tấn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Cường- Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Pháp- vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Pháp hiện có 2 khó khăn chính.
Thứ nhất, khoảng cách địa lý xa xôi, vải thiều phải vận chuyển bằng đường không, cước phí rất lớn, lợi nhuận kỳ vọng của nhà nhập khẩu không cao. Nếu có công nghệ bảo quản kéo dài độ tươi của vải thiều lên ít nhất 5 tuần để vận chuyển bằng đường biển thì giá bán có thể cạnh tranh và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Thứ hai, để được chấp nhận nhập khẩu vào Pháp, vải thiều phải được xử lý khử trùng và bảo quản bằng phương pháp xông khí SO2 với liều lượng phù hợp với quy định của EC về an toàn thực phẩm. Phương pháp này mới được ông Michel Pierre, tiến sĩ- kỹ sư canh nông Pháp - áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam đối với chuyến vải thiều thử nghiệm vừa qua. Ông Michel Pierre đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức 2 khóa tập huấn chuyển giao kỹ thuật khử trùng tại Bắc Giang và Hải Dương đầu tháng 6/2015. Hy vọng thời gian tới, phương pháp này sẽ được áp dụng nhiều hơn nhằm tạo thuận lợi nhất cho vải thiều vào thị trường Pháp.
Thống kê cho thấy, nhu cầu vải thiều tại Pháp lên cao nhất vào dịp Lễ Giáng sinh và đón năm mới. Nhưng các siêu thị Pháp còn khá e dè với vải thiều Việt Nam. Công ty Thanh Bình Jeune của ông Ngô Minh Đường- Việt kiều Pháp- đã đi tiên phong đưa vải thiều vào thị trường Pháp là nhờ có số lượng khách hàng đông đảo trong cộng đồng Việt kiều và một số lượng khách hàng đáng kể là người Pháp đã từng đi du lịch Việt Nam. Thành công bước đầu của Công ty Thanh Bình Jeune có thể cuốn hút các tập đoàn bán lẻ của Pháp có hệ thống siêu thị rộng lớn hơn như Casino, Carrefour, Auchan... nhập khẩu vải thiều Việt Nam trong mùa vải năm 2016.
Để vải thiều Việt Nam thâm nhập và trụ vững tại thị trường Pháp, những năm tới, doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc tiêu chuẩn tương đương (EuroGAP, VietGap) để bảo đảm vải thiều có chất lượng đồng đều; đồng thời nhanh chóng áp dụng kỹ thuật xông khí SO2 để khử trùng cho trái vải, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Mấy tháng nay Ở Hậu Giang, giá heo hơi vẫn giữ ổn định ở mức cao từ 50.000 đồng/kg trở lên nên người chăn nuôi có xu hướng trở lại nuôi heo, nhất là nuôi heo đợt bán Tết Nguyên đán sắp tới. Vì vậy đẩy giá heo giống tăng vọt từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 - 120.000 đồng/kg.
Kinh tế chủ yếu của xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong những năm qua, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm sẵn có tại địa phương, người dân An Ngãi Trung trồng nấm rơm và bước đầu đạt một số kết quả.
Tại huyện Long Mỹ (Hậu Giang), hiện thương lái mua gừng tại rẫy có giá 21.000 đồng/kg. So với vài tháng trước, giá gừng đã giảm 6.000 đồng/kg nhưng cao hơn vụ cùng kỳ 11.000 đồng/kg. Với năng suất trung bình mỗi công khoảng 1,3 - 1,5 tấn, nông dân bán thu được từ 45 - 50 triệu đồng/công. Sau khi trừ chi phí lời khoảng 30 triệu đồng.
Trồng trọt từng chiếm giá trị tổng sản lượng rất lớn trong toàn ngành Nông nghiệp. Tuy vậy, tăng trưởng của ngành này nhiều năm nay không ổn định, mấy năm gần đây có xu hướng chậm lại.
Theo giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương - Lào Cai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Giàng Seo Di khi anh chuẩn bị lên đồi hái quýt cho phiên chợ cuối tuần. Sau gần 2 giờ đi bộ lên đồi, tôi có dịp nghe anh kể về hành trình thoát nghèo của gia đình nhờ cây quýt Mường Khương.