Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải Thiều Được Giá, Nhà Vườn Thu Nhập Cao

Vải Thiều Được Giá, Nhà Vườn Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 19/06/2013

Tại 2 vựa vải lớn của cả nước là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) mùa vải năm nay tuy sản lượng không hơn so với mọi năm nhưng giá vải thiều năm nay cao, tiêu thụ tốt.

Năm nay, vải thiều Lục Ngạn có sản lượng 70 – 80 ngàn tấn quả tươi, trong tổng số 140 ngàn tấn của cả tỉnh Bắc Giang. Trúng vụ và giá bán hơn 20.000 đ/kg đã mang lại thu nhập cao cho người trồng vài. Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ ở 3 sản phẩm chính: Quả tươi, vải sấy khô và vải chế biến đóng hộp xốp.

Thị trường nội địa chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Giang, các tỉnh phía Bắc lân cận và các tỉnh phía Nam chủ yếu là TPHCM. Lượng vải thiều Bắc Giang được xuất qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai, chiếm gần 50% tổng sản lượng toàn tỉnh. Giá xuất khẩu khoảng 6-7 NDT/kg (20.000 - 24.000 đ/kg).

Huyện Thanh Hà hiện có gần 4 ngàn ha vải, trong đó có hơn 1 ngàn ha là vải sớm, còn lại là vải thiều. Hiện diện tích vải sớm đã cơ bản thu hoạch xong, với sản lượng đạt khoảng 8 ngàn tấn, thấp hơn một chút cùng kỳ năm ngoái. Đầu mùa, vải sớm bán với giá 25.000 - 30.000 đ/kg, cao hơn năm trước khoảng 10 ngàn đ/kg.

Sau vụ vải sớm, vải thiều thời điểm này đã bắt đầu cho thu hoạch rộ. Bình quân, giá vải thiều tại vườn là 15.000 đ/kg. Những vườn vải có chất lượng cao được mua với giá hơn 20.000 đ/kg, cao hơn 5.000 đ/kg so với thời điểm này năm ngoái.

Với giá cao như vậy, thu nhập của người trồng vải ở Thanh Hà cũng cao hơn.

Nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vải thiều Thanh Hà, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã triển khai mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích thí điểm 32 ha. Mô hình được triển khai từ năm 2012, mùa vải năm nay huyện Thanh Hà tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP ra một số địa phương khác.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Trồng Thủy Sản Của Trung Quốc Tăng Trưởng Chậm Nuôi Trồng Thủy Sản Của Trung Quốc Tăng Trưởng Chậm

Sản lượng thủy sản của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2014 tăng nhẹ. Phần tăng lên chủ yếu từ đánh bắt cá nổi.Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thuỷ sản của 20 tỉnh sản xuất thủy sản chính đạt 26,16 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2013, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

13/09/2014
Xuất Khẩu Tôm Ecuador Đạt Mức Cao Kỷ Lục Xuất Khẩu Tôm Ecuador Đạt Mức Cao Kỷ Lục

Nửa đầu năm 2014, nước này đã XK 158.900 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013. 2 tháng đầu năm nay, XK tôm của Ecuador đã đạt trên 399 triệu USD và tiếp tục giữ đà tăng mạnh trong các tháng tiếp theo.

13/09/2014
Nhà Hàng Cao Cấp Mỹ Nâng Tầm Với Hải Sản Nhà Hàng Cao Cấp Mỹ Nâng Tầm Với Hải Sản

Tốp 10 chuỗi nhà hàng có doanh số lớn nhất (trong đó có Red Lobster, Applebee’s, Outback Steakhouse, TGI Friday’s, Chili’s và Olive Garden) là đối tượng mua thủy sản lớn nhất của Mỹ. Do người Mỹ ngày càng quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh nên hải sản là đang được ưa chuộng trên thực đơn các nhà hàng.

13/09/2014
Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh

Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .

13/09/2014
Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng

Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.

13/09/2014