Thành tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống

Ông là Đinh Văn Thiểm, 59 tuổi, thôn Nhân Nghĩa, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định).
Biến thùng vũng thành trang trại tiền tỷ
Trang trại của ông Thiểm nằm ngay dưới chân đê thôn Nam Thịnh, xã Hoàng Nam. Ông Thiểm kể, gia đình ông vốn nghèo, năm 1974 tròn 18 tuổi, ông lên đường nhập ngũ thuộc Quân đoàn 3, Tây Nguyên. Năm 1982 ông về phục viên.
Sau khi về quê, khoảng năm 1999 ông đi qua xã Hoàng Nam, nhìn từ trên đê thấy còn rất nhiều diện tích thùng vũng, gò gạch bỏ hoang.
Sau mấy đêm suy nghĩ ông viết đơn xin chính quyền hai xã Hoàng Nam và Nghĩa Thái cho thầu 2,5ha để cải tạo làm trang trại. Cả nhà tập trung đào ao thả cá, chăn nuôi gia cầm, không khí trong lành, vật nuôi lớn như thổi. Năm 2000, ông Thiểm vinh dự đại diện cho xã, huyện dự hội nghị toàn tỉnh về mô hình chuyển đổi tiêu biểu đạt 50 triệu đồng/ha/năm.
Ông Đinh Văn Thiểm đang kiểm tra lợn giống trước khi xuất chuồng.
Đang ăn nên làm ra, năm 2005 bỗng đại dịch cúm gia cầm H5N1 ập đến và trang trại ông Thiểm cũng không phải ngoại lệ, cắn răng tiêu hủy 50 tấn gia cầm, thiệt hại cả tỷ đồng. Ông Thiểm vượt khó bằng cách “lấy ngắn, nuôi dài”, lấy con này nuôi con kia”.
Ông nuôi cá để có tiền gây lại đàn gà và có lúc đàn gà của ông lên tới 3.000 con, chưa nói đến 4.000 con vịt, lại lãi mỗi năm dăm ba trăm triệu đồng. Năm 2010 ông chia tay với gà, vịt, đầu tư nuôi lợn.
Tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống
Đầu tiên ông Thiểm nuôi nuôi lợn cỏ. Thấy lợn ăn khỏe, ông càng thúc cho ăn thêm. Hậu quả đàn lợn của ông béo múp, thương lái chê mỡ, nên đành bán giá thấp, lỗ ròng hơn nửa tỷ đồng.
Tìm hiểu, ông thấy nuôi lợn Tây rất tốt, vì giống lợn này khỏe, to, tỷ lệ nạc cao, đặc biệt giá bán thường cao hơn lợn thường 4 – 5 giá.
Tránh phụ thuộc con giống, ông mua 20 con lợn mẹ giống Đan Mạch, Nga, Đức và bố là giống Mỹ, Canada để tạo ra con lai giống Tây. Lấy chính lợn giống này nuôi, vài lứa, hiệu quả rất tốt, bởi lợn khỏe, ít bệnh tật, tiêu hao thức ăn ít.
Hiện ông có 200 con lợn nái và hơn 10 con lợn đực giống, mỗi năm xuất bán khoảng 3.000 – 3.500 con lợn giống, trung bình 1,4 – 1,8 triệu đồng/con
. Bên cạnh đó, trang trại còn bán ra khoảng 60 tấn lợn thịt, 10 tấn cá giống. Trang trại của ông đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, với thu nhập 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.
Tiếng lành đồn xa, hiện lợn giống, cá giống của ông không chỉ được bán cho các huyện lân cận, mà còn có mặt ở Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương… Khách hàng muốn mua lợn giống phải đặt trước 1 tháng, vì cứ đẻ ra lứa nào hết lứa đó.
Chỉ tay vào khu chuồng hiện đại, ông Thiểm khoe: “Mỗi ô chuồng đầu tư hết 6 triệu đồng đấy. Trang trại của tôi không có mùi bởi chất thải được lắng bằng bể lắng nhiều ngăn, chạy dài, dạng bể phốt nên khi nước ra điểm cuối đã hết mùi rồi”.
Ngoài việc tham gia hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật chăn nuôi, xây chuồng trại cho bà con xóm giềng, từ năm 2012 đến nay, ông Thiểm còn hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn Nhân Nghĩa, 50 triệu đồng làm đường bê tông nông thôn...
Có thể bạn quan tâm

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ lần gặp đầu tiên, tôi rất ấn tượng với chú bởi tác phong nhanh nhẹn và cởi mở. Chú là người biết nắm bắt cơ hội để làm kinh tế gia đình: nuôi ong lấy mật và làm du lịch. Chú Lê Hữu Phước, 58 tuổi, một nông dân chân chất, thích học hỏi, ngụ ở ấp Phú Hiệp - xã Vĩnh Bình (Chợ Lách - Bến Tre).

Thời gian qua, một số nông dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bỏ cây tràm chuyển qua trồng cây xà cừ. Theo các hộ dân, trồng xà cừ lợi nhuận cao hơn 3 lần trồng tràm và tốn ít công hơn. Ông Hồ Sơn Tư, chủ trang trại lớn ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai), cho biết với diện tích khoảng 25 hécta xà cừ năm thứ 12 - 13, hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất gỗ tới hỏi mua với giá 2,5 - 3 triệu đồng/m3. Sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 600 triệu đồng/hécta.

Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.