Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu
Các loại mắm, trong đó có nước mắm là một trong những đặc sản được nhiều khách du lịch tới Cửa Lò (Nghệ An) ưa chuộng.
Cùng với các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, những năm qua Hội ND các cấp thị xã Cửa Lò đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, ND xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, trong đó có nước mắm của làng nghề nước mắm Hải Giang 1, phường Nghi Hải.
Chị Lê Thị Kim, khối Hải Giang 1, phường Nghi Hải giới thiệu về đặc sản nước mắm “3 trăng” mang thương hiệu Võ Kim.
Làng nghề có 70 hộ chuyên làm nghề ướp, chượp các loại mắm, trong đó sản phẩm chính là nước mắm chắt. Làng nghề bao gồm những hộ dân bản địa vốn có truyền thống lâu đời gắn bó với nghề ướp, chượp các loại mắm từ hải sản thu mua của ngư dân trong vùng và những hộ vốn trước kia là công nhân của một xí nghiệp quốc doanh đánh bắt và chế biến hải sản.
Chị Lê Thị Kim, khối Hải Giang 1 chia sẻ: “Dù là dân bản địa hay là công nhân thì các hộ đều có kinh nghiệm, tay nghề làm nước mắm. Ngoài thương hiệu nước mắm Hải Giang của làng nghề, các hộ làm lớn đều có thể tạo dựng thương hiệu riêng…”.
Gia đình chị Kim hiện đang xây dựng thương hiệu nước mắm Võ Kim. Bình quân, mỗi năm gia đình chị thu mua và đưa vào ướp khoảng 200 tấn cá nguyên liệu, từ đó sản xuất ra hơn 60.000 lít nước mắm. Nước mắm của gia đình chị Kim được làm theo quy trình nghiêm ngặt.
Cá nguyên liệu được chượp ủ trong 15 tháng, nước mắm chắt được đem phơi nắng 3 tháng trong hệ thống nhà kính mới cho ra thành phẩm.
“Tôi đang phát triển một loại nước mắm 3 trăng. Nghĩa là nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước”- chị Kim thổ lộ.
Ông Nguyễn Huy Nam-Chủ tịch Hội ND phường Nghi Hải cho biết: “Ban đầu, nước mắm của làng nghề hầu như chỉ bán cho khách du lịch. Về sau, nhiều đại lý ở các tỉnh, thành cũng tìm về đặt hàng. Thị trường tiêu thụ dần mở rộng với nhiều yếu tố thuận lợi thì các hộ thành viên càng quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ uy tín.
Hàng năm, Hội ND phường phối hợp các đơn vị quản lý, chuyên môn tổ chức các khóa tập huấn cho thành viên làng nghề về an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, kiến thức về quản lý, kinh doanh…”.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ có giá vài trăm nghìn đồng như các loại gà bình thường khác, để mua được một chú gà người mua phải bỏ ra tiền triệu, thậm chí cả chục triệu đồng. Mặc dù có giá “chát” như vậy, nhưng gà Đông Tảo năm nay vẫn đắt hàng, đặc biệt vào cuối năm.
Nông dân nuôi bò sữa Hà Lan là những chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và quản lý đàn bò sữa, nhất là về thức ăn, các bệnh phổ biến, kỹ thuật vắt sữa…
Tuy nhiên, cũng theo Cục Chăn nuôi, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Tình hình dịch bệnh và chi phí dịch vụ thú ý còn cao, chiếm khoảng 5-10% giá trị của sản phẩm, khiến người chăn nuôi vẫn chịu nhiều thiệt thòi.
Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.
Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.