Vải Thiều Được Giá, Nhà Vườn Thu Nhập Cao

Tại 2 vựa vải lớn của cả nước là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) mùa vải năm nay tuy sản lượng không hơn so với mọi năm nhưng giá vải thiều năm nay cao, tiêu thụ tốt.
Năm nay, vải thiều Lục Ngạn có sản lượng 70 – 80 ngàn tấn quả tươi, trong tổng số 140 ngàn tấn của cả tỉnh Bắc Giang. Trúng vụ và giá bán hơn 20.000 đ/kg đã mang lại thu nhập cao cho người trồng vài. Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ ở 3 sản phẩm chính: Quả tươi, vải sấy khô và vải chế biến đóng hộp xốp.
Thị trường nội địa chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Giang, các tỉnh phía Bắc lân cận và các tỉnh phía Nam chủ yếu là TPHCM. Lượng vải thiều Bắc Giang được xuất qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai, chiếm gần 50% tổng sản lượng toàn tỉnh. Giá xuất khẩu khoảng 6-7 NDT/kg (20.000 - 24.000 đ/kg).
Huyện Thanh Hà hiện có gần 4 ngàn ha vải, trong đó có hơn 1 ngàn ha là vải sớm, còn lại là vải thiều. Hiện diện tích vải sớm đã cơ bản thu hoạch xong, với sản lượng đạt khoảng 8 ngàn tấn, thấp hơn một chút cùng kỳ năm ngoái. Đầu mùa, vải sớm bán với giá 25.000 - 30.000 đ/kg, cao hơn năm trước khoảng 10 ngàn đ/kg.
Sau vụ vải sớm, vải thiều thời điểm này đã bắt đầu cho thu hoạch rộ. Bình quân, giá vải thiều tại vườn là 15.000 đ/kg. Những vườn vải có chất lượng cao được mua với giá hơn 20.000 đ/kg, cao hơn 5.000 đ/kg so với thời điểm này năm ngoái.
Với giá cao như vậy, thu nhập của người trồng vải ở Thanh Hà cũng cao hơn.
Nhằm nâng cao giá trị thương hiệu vải thiều Thanh Hà, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã triển khai mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích thí điểm 32 ha. Mô hình được triển khai từ năm 2012, mùa vải năm nay huyện Thanh Hà tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP ra một số địa phương khác.
Related news

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.

Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Từ năm 2008 đến nay, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) thực hiện các mô hình trình diễn đã giới thiệu cho người chăn nuôi về quy trình nuôi gà thả vườn, chuyển giao các giống mới, nuôi gà thả vườn chất lượng tốt theo hướng an toàn sinh học đem lại lợi nhuận kinh tế cao.