Vải Lai U Phù Cừ Được Giá

Cây vải lai u trong những năm trở lại đây được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của nhiều nông dân huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Thời điểm này nhiều hộ dân trồng vải đang bắt đầu thu hoạch. Năm nay do thời tiết không thuận lợi, sản lượng vải giảm khoảng 50% so với năm trước.
Ông Nguyễn Đình Thuận, xã Tiên Tiến (Phù Cừ) cho biết: “Gia đình tôi có 80 gốc vải, năm nay dự tính thu hoạch được xấp xỉ 3 tấn, sản lượng chỉ bằng ½ của năm trước. Nhưng bù lại giá bán thời điểm này cao gần gấp đôi so với năm trước, khoảng 20 nghìn đồng/kg.
Thương lái đến từ khắp các tỉnh như: Bắc Giang, Hà Nôi, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số ít thương lái đến từ Trung Quốc tìm về tận địa phương thu mua. Dù sản lượng thu hoạch không cao nhưng lại được giá. Dự kiến gia đình tôi sẽ thu về gần 50 triệu đồng sau khi thu hoạch xong vụ vải”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Vũ ở xã Tam Đa (Phù Cừ) dù đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng vải nhưng vẫn bị mất mùa. Theo ông Vũ, năm nay dù đã chăm sóc rất cẩn thận nhưng do thời tiết đầu năm mưa liên tục kéo dài kèm theo giá rét đã ảnh hưởng đến việc thụ phấn nên sản lượng vải của gia đình năm nay giảm mạnh. Theo dự kiến năm nay gia đình ông thu hoạch được hơn 2 tấn vải, chỉ bằng 1/3 sản lượng của năm 2013.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bên cạnh đa số các hộ dân trồng vải ở Phù Cừ năm nay bị mất mùa, nhưng vẫn còn một số hộ dân trồng vải vẫn được mùa, vải sai quả, cho sản lượng lớn nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc theo hướng dẫn của Sở Khoa học và công nghệ.
Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Khoát, thôn Tam Đa, xã Tam Đa(Phù Cừ). Gia đình ông Khoát trồng hơn 80 gốc vải. Năm nay mặc dù đa số các hộ dân trồng vải khác trong huyện đều mất mùa, cho sản lượng thấp, nhưng vườn vải của gia đình ông Khoát vẫn sai quả, cho sản lượng ổn định so với năm trước.
Dự kiến sau khi thu hoạch gia đình ông sẽ thu được 4 tấn quả, với giá bán cao như năm nay sẽ cho thu hoạch 70 triệu đồng, đây sẽ là một năm được mùa nhất đối với gia đình nhà Ông Khoát.
Ông Nguyễn Xuân Thu, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phù Cừ cho biết: Hiện nay cây vải lai u được trồng nhiều ở các xã Tam Đa, Tiên Tiến, Minh Tiến, Tống Trân... Diện tích trồng vải được mở rộng qua các năm, đến nay cây vải đã được trồng với diện tích khoảng 200 ha. Năm nay sản lượng vải của huyện ước đạt 2.500 tấn, bằng 40% so với năm 2013. Nhưng bù lại, người trồng vải được giá bán cao, giá trị kinh tế từ trồng vải của huyện ước đạt 40 tỉ đồng.
Nguyên nhân sản lượng giảm là khoảng thời gian vải ra hoa thời tiết rét đậm, rét hại, mưa dài ngày, độ ẩm cao ảnh hưởng tới ra hoa và thụ phấn. Ông Thu cho biết thêm: Cây vải lai u hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở Phù Cừ, đây là giống vải chín sớm, có chất lượng ngon, những năm gần đây vải lai u Phù Cừ đã được nhiều người tiêu dùng ở gần xa biết đến và về địa phương tìm mua. Trong thời gian tới, huyện và tỉnh sẽ tích cực tiến hành xây dựng thương hiệu cho cây vải lai u Phù Cừ.
Có thể bạn quan tâm

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).

Nông dân thu hoạch cá lóc nuôi trong vèo mùa lũ ở TP Cần Thơ đang phấn khởi do cá bán được giá cao hơn từ 8.000 - 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg (cá lóc có trọng lượng từ 200gram/con trở lên). Với giá bán này, người nuôi cá có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg cá lóc thương phẩm.

Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.

Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.