Vải đầu mùa hét 90.000 đồng/kg

Tại chợ Ngọc Hà chỉ mới có một cửa hàng bán vải. Bà chủ cửa hàng đã “hét” giá vải đầu mùa là 90.000 đồng/kg (khách chưa mặc cả). Tuy nhiên, nếu khách có mua thì giá cũng chỉ bớt đi chút ít.
Chị Nguyễn Thị Hà bán hoa quả tại chợ Thành Công cho biết, giá vải đầu mùa năm nay tương đương như năm ngoái. Do đầu mùa, giá thường đắt nên chỉ có những cửa hàng hoa quả lớn mới dám buôn về bán vì người tiêu dùng mua vải chưa phổ biến.
Chị Hà dự báo, với giá vải đầu mùa như chị bán là 60.000 đồng/kg thì vào đúng mùa giá vải sẽ chỉ khoảng 10.000-15.000 đồng/kg.
"Vải đầu mùa quả to, đẹp nhưng lại không ngọt và có sắc đỏ như khi vải vào chính vụ. Người dân muốn thắp hương hoa quả đầu mùa thôi” - chị Hà thẳng thắn chia sẻ.
Tại chợ cóc trên phố Vũ Thạnh mới chỉ có hai hàng có vải bán. Chị Xuân quê Bắc Giang đã đưa vải đầu mùa từ quê ra chợ bán cho biết, giá vải đầu mùa ở vườn thời điểm này là “được giá” nhất nhưng lượng vải có ít và giá cũng đủ loại.
“Vải sớm mới chỉ có ở các huyện Tân Yên, Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang chứ các vùng khác chưa cóđể bán. Với giá buôn gốc ở vườn, cộng phí vận chuyển tôi bán ở chợ này là 50.000 đồng/kg mới có lãi” - chị Xuân nói.
Tại các tuyến phố của Hà Nội thời điểm này vẫn chưa có hàng rong nào bán vải thiều, cũng với lý do vải thiều chưa vào vụ, giá lại cao.
Có thể bạn quan tâm

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.

Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.