Na Lạng Sơn Vào Vụ

Năm nào cũng vậy, đến đầu tháng 8 là người dân ở hai huyện Chi Lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn) lại bước vào vụ thu hoạch na.
Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.
Anh Hoàng Văn Năm ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) - chủ nhân của hơn 500 gốc na vui vẻ cho biết: “Đây là năm thứ 3 liên tiếp na được giá nên gia đình tôi và bà con nơi đây rất phấn khởi. Hiện na loại 1 có giá từ 55 – 60.000đ/kg, na loại 2 có giá từ 30 – 40.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn mua nên việc tiêu thụ rất suôn sẻ. Nếu giá na ổn định đến cuối vụ như hiện nay, thì vụ này gia đình tôi sẽ có khoản thu nhập không dưới 100 triệu đồng”.
Còn anh Anh Vy Văn Thắng ở xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) chia sẻ: “Năm nay năng suất và giá na tương đương với năm ngoái. Nhà tôi có khoảng 150 cây na, mỗi cây cũng thu được trên 300.000 đồng. Tổng thu vụ này nhà tôi ước đạt gần 50 triệu đồng”.
Dọc theo quốc lộ 1A cũ, đoạn qua thôn Làng Ngũa, xã Chi Lăng, đối diện HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đoàn Kết đã hình thành một khu chợ đầu mối. Suốt từ sáng sớm đến tận chiều tối, khu chợ này xanh ngắt một màu na. Nhiều thương lái ở các vùng Hà Tây cũ, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên…cũng đến mua na.
Anh Nguyễn Văn Vinh, chuyên buôn bán hoa quả ở TP. Nam Định vừa chọn na vừa nói: “Hàng năm cứ đến đầu tháng 8 là tôi lại lên Lạng Sơn mua na về bán. Na ở đây mua về rất dễ bán vì quả thơm, ngọt sắc chứ không nhạt như na các vùng khác”.
Vụ na tuy mới bắt đầu được khoảng hơn hai tuần, nhưng với giá cao và ổn định như hiện nay, mang lại tín hiệu vui cho người trồng na.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết tương đối thuận lợi cho các hoạt động khai thác cá Nam ở Khánh Hòa, các loại thủy sản xuất hiện ngay từ đầu vụ, giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên đã khuyến khích các hộ ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.

Những năm gần đây, chăn nuôi trong tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển cả về quy mô và phương thức với tổng đàn lợn đạt hơn 404 nghìn con; đàn trâu, bò đạt gần 70 nghìn con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt gần 4,5 triệu con mỗi năm.

Những năm gần đây, người nông dân Nghĩa Đàn (Nghệ An) chú trọng trồng cây dưa hấu nhưng giá cả bấp bênh lại sâu bệnh nhiều nên thất thu. Năm 2014 nhiều xã đã định hướng cho người dân chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Ở xã Nghĩa Bình, nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường nên nông dân đã chuyển từ cây dưa sang trồng 20 ha cây bí xanh và bí đỏ cho thu nhập cao...

Sáng 9/5/2014, Trại sản xuất lúa giống xã Định Thành phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang và Tập đoàn Yanmar tại Việt Nam, tổ chức hội thảo về cơ giới hóa trong sản xuất lúa tỉnh An Giang và trình diễn máy cấy lúa Yanmar AP25; máy cắt gặt đặp liên hiệp và máy xới đất kết hợp với phun thuốc phân hủy gốc gạ.

Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 15 đơn vị được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó, nhiều đơn vị đã sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường. Để biết rõ hơn về rau an toàn, chúng tôi tới Quảng Yên tìm hiểu quy trình sản xuất rau an toàn nơi đây.