Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ
Đợt mưa lũ vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích mía ở các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Nhà máy Đường An Khê đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.
Ông Nguyễn Hoàng Phước-Trưởng phòng Nguyên liệu Nhà máy Đường An Khê cho biết: Nhà máy ưu tiên thu mua sớm diện tích mía ngã do ngập lụt. Nhà máy thu mua mía với giá 900.000 tấn mía 10 chữ đường tại ruộng, đồng thời hỗ trợ cho nông dân cước vận chuyển nguyên liệu về nhà máy từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/tấn, tính theo cự ly bến bãi, từng vùng, từng khu vực.
Theo kế hoạch ban đầu, vụ ép mía của Nhà máy Đường An Khê hoạt động từ ngày 10-11-2013, nhưng do ảnh hưởng mưa bão, điều kiện thời tiết không thuận lợi nên nhà máy đã dời lịch ép vụ mới từ ngày 22-11-2013. Với công suất của Nhà máy niên vụ này là 9.000 đến 10.000 tấn/ngày. Nhà máy Đường An Khê cam kết sẽ tiêu thụ hết mía trong vùng nguyên liệu 22.000 ha tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông, không để xảy ra tình trạng tồn đọng như những năm trước.
Theo đó, các vùng mía trồng sớm, mía trồng khu vực vùng sâu, vùng xa tại các huyện Đak Pơ, Kbang và Kông Chro ưu tiên thu hoạch sớm và hoàn thành trước Tết Nguyên đán. Trên cơ sở kế hoạch thu mua mía từng đợt của nhà máy, các trạm thu mua mía lập danh sách hộ đốn mía cụ thể và thông báo cho dân trước 3 ngày, hoặc công khai danh sách tại trạm để người dân đến xem chủ động thực hiện. Quá trình vận chuyển mía đến nhà máy không giới hạn số lượng xe, song xe phân bổ trạm nào thì chở mía trạm đó để giảm chi phí vận chuyển. Nhà máy cố gắng thu mua hết mía của dân vào cuối tháng 4-2014, thời điểm mía tái sinh gốc và trồng mới rất tốt, đảm bảo năng suất mía cũng như thu nhập của người trồng mía vụ sau.
Có thể bạn quan tâm
Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.
Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.
Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.
Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.
Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.