Ưu Tiên Thu Mua Mía Bị Ngã Đổ
Đợt mưa lũ vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích mía ở các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai. Trước tình hình đó, Nhà máy Đường An Khê đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.
Ông Nguyễn Hoàng Phước-Trưởng phòng Nguyên liệu Nhà máy Đường An Khê cho biết: Nhà máy ưu tiên thu mua sớm diện tích mía ngã do ngập lụt. Nhà máy thu mua mía với giá 900.000 tấn mía 10 chữ đường tại ruộng, đồng thời hỗ trợ cho nông dân cước vận chuyển nguyên liệu về nhà máy từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/tấn, tính theo cự ly bến bãi, từng vùng, từng khu vực.
Theo kế hoạch ban đầu, vụ ép mía của Nhà máy Đường An Khê hoạt động từ ngày 10-11-2013, nhưng do ảnh hưởng mưa bão, điều kiện thời tiết không thuận lợi nên nhà máy đã dời lịch ép vụ mới từ ngày 22-11-2013. Với công suất của Nhà máy niên vụ này là 9.000 đến 10.000 tấn/ngày. Nhà máy Đường An Khê cam kết sẽ tiêu thụ hết mía trong vùng nguyên liệu 22.000 ha tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông, không để xảy ra tình trạng tồn đọng như những năm trước.
Theo đó, các vùng mía trồng sớm, mía trồng khu vực vùng sâu, vùng xa tại các huyện Đak Pơ, Kbang và Kông Chro ưu tiên thu hoạch sớm và hoàn thành trước Tết Nguyên đán. Trên cơ sở kế hoạch thu mua mía từng đợt của nhà máy, các trạm thu mua mía lập danh sách hộ đốn mía cụ thể và thông báo cho dân trước 3 ngày, hoặc công khai danh sách tại trạm để người dân đến xem chủ động thực hiện. Quá trình vận chuyển mía đến nhà máy không giới hạn số lượng xe, song xe phân bổ trạm nào thì chở mía trạm đó để giảm chi phí vận chuyển. Nhà máy cố gắng thu mua hết mía của dân vào cuối tháng 4-2014, thời điểm mía tái sinh gốc và trồng mới rất tốt, đảm bảo năng suất mía cũng như thu nhập của người trồng mía vụ sau.
Related news
Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.
Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.
Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.
Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.