Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đoàn Viên Làm Giàu Từ Nấm

Đoàn Viên Làm Giàu Từ Nấm
Ngày đăng: 28/06/2013

Bà Đào Thị Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Điện Biên, cho biết: Năm 2012, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, địa phương thực hiện giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, công trình chậm thanh toán, lãi suất ngân hàng cao… nhưng Công ty có doanh thu 70 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch). Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước 4,5 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động (bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng).

Có được kết quả đó, là do Công ty đã có những giải pháp linh hoạt đồng bộ trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ: Dùng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn huy động từ nguồn khác mua sắm phương tiện, máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Coi trọng phương pháp thi công bằng cơ giới, lấy các tổ đội cơ giới làm nòng cốt, chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2011 Công ty đầu tư trên 3 tỷ đồng mua máy thảm bê tông nhựa, máy thay thế cho hàng chục lao động thủ công, đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao động.

Năm 2012, đầu tư trên 5 tỷ đồng mua phương tiện, máy móc và xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Pa Tần (huyện Mường Nhé) với công suất 80 tấn/giờ phục vụ thi công tuyến đường Si Pa Phìn - Mường Nhé mà đơn vị trúng thầu, đồng thời cung cấp vật liệu cho đơn vị bạn. Mặt khác, Công ty chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân.

Nếu như hơn 10 năm trước Công ty chỉ có 2 cán bộ trình độ đại học, 9 cán bộ có bằng trung cấp chuyên ngành thì hiện nay Công ty có 22 cán bộ có bằng đại học, 21 cán bộ có bằng cao đẳng và trung cấp, một số cán bộ đang theo học đại học tại chức, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao Công ty có chế độ đãi ngộ thu hút cán bộ trẻ có trình độ năng lực và chuyên môn đến làm việc và quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, người lao động được đi học các trường, cơ sở đào tạo của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Công ty phát động phong trào cải tiến, sáng kiến kỹ thuật, quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, vật tư, điều động bố trí phương tiện máy móc di chuyển hợp lý, thực hành tiết kiệm… trong sản xuất kinh doanh. Cán bộ, công nhân đăng ký các đề tài lao động sáng tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc.

Đề tài “Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành sản xuất” làm lợi cho đơn vị 620 triệu đồng; đề tài “Tổ chức quản lý kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình” làm lợi cho doanh nghiệp 300 triệu đồng. Chăm lo đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động: đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, trợ cấp cho gia đình công nhân khó khăn, cấp máy phát điện, ti vi, đầu video, ăng ten thu sóng truyền hình cho những tổ, đội sản xuất ở vùng sâu, vùng xa…

Tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp Công ty luôn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình, nhờ đó đã trúng thầu nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nhiều năm liên tục, Công ty được UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương tặng Bằng khen, Cờ đơn vị thi đua xuất sắc.


Có thể bạn quan tâm

Công nghệ sau thu hoạch nhu cầu bức thiết Công nghệ sau thu hoạch nhu cầu bức thiết

Với diện tích vườn cây ăn trái trên 25.348ha, Đồng Tháp sở hữu một vùng nguyên liệu lớn với nhiều loại trái cây đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, do chưa phát triển đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến... nên phần lớn trái cây của Đồng Tháp chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, chưa tạo được giá trị kinh tế cao.

08/08/2015
Thủ Thừa (Long An) phát triển hơn 59ha thanh long Thủ Thừa (Long An) phát triển hơn 59ha thanh long

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, những năm gần đây, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã xây dựng mô hình thí điểm trồng thanh long tại ấp 3, xã Tân Thành.

08/08/2015
Phát triển nhãn hiệu chứng nhận sầu riêng Đạ Huoai Phát triển nhãn hiệu chứng nhận sầu riêng Đạ Huoai

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai”. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai” phải đáp ứng các điều kiện như: sản xuất trên diện tích từ 0,5ha trở lên hoặc hoạt động kinh doanh sản phẩm sầu riêng từ 1.000 kg/ngày trở lên trên địa bàn huyện Đạ Huoai; đảm các tiêu chí chất lượng theo quy định; cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung sử dụng nhãn hiệu…

08/08/2015
Mãng cầu Xiêm tăng giá mạnh Mãng cầu Xiêm tăng giá mạnh

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 650 ha mãng cầu Xiêm tập trung tại các xã Tân Phú, Phú Thạnh…. Hơn 1 tuần nay, giá mãng cầu Xiêm tăng mạnh, người trồng thêm phấn khởi.

08/08/2015
Lợi nhuận kép từ trồng xen đu đủ trong vườn táo Lợi nhuận kép từ trồng xen đu đủ trong vườn táo

Từng rất thành công với mô hình trồng táo Đài Loan, gần 3 năm nay, ông Lê Văn Là ở ấp Mắc Miễu, xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tiếp tục trồng xen cây đu đủ Đài Loan trong vườn táo với phương châm không để lãng phí diện tích đất, tăng thu nhập trên cùng một diện tích.

08/08/2015