Ưu Tiên Hỗ Trợ Vốn Phát Triển Sản Xuất, Khai Thác Thủy Sản

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu ưu tiên phân bổ vốn cho các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khai thác thủy sản.
Đồng thời Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy sản, tổng kết tình hình triển khai thực hiện; phân tích và làm rõ những cơ chế, chính sách còn phù hợp và không còn phù hợp, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện; trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành.
Đồng thời rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi tiêu chí, phương thức hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo hướng khuyến khích đầu tư đóng tàu có công suất lớn, đóng tàu vỏ thép, đóng tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
Phó thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh cho vay và có chính sách tín dụng phù hợp đối với ngư dân trong việc tổ chức ra khơi đánh bắt, khai thác thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ.
Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác dự báo thị trường xuất khẩu cho ngành thủy sản, tập trung cung cấp thông tin và hỗ trợ xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về rào cản thương mại trong xuất khẩu thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

Theo báo cáo của các địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 21.000ha, gây tổn thất lớn về kinh tế của người nuôi và ngân sách nhà nước; người nuôi còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong phòng, chống, trị bệnh cho tôm dẫn đến một số nước đã ngừng hoặc cảnh báo tôm Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.

Ngày 3-9, Đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất trang trại nuôi heo Tuyết An tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu).