Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ương Giống Cá Tra

Ương Giống Cá Tra
Ngày đăng: 03/05/2012

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.

Người đầu tiên trong ấp khởi động  mô hình này là ông Nguyễn Văn Xuân (49 tuổi), một nông dân SX giỏi cấp thành phố nhiều năm liền. Trước đây trên 4.000 m2 đất gia đình ông chỉ canh tác lúa quanh năm. Một lần sang huyện Cờ Đỏ chơi, ông thấy việc ương giống cá tra hiệu quả, ông mạnh dạn thuê nhân công đào ao nhà để áp dụng mô hình.

Sau khi cải tạo ao, ông thả nuôi 2 triệu con cá bột mua từ các trại giống có uy tín tại huyện Tân Châu; đồng thời nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham quan các ao nuôi, cách chăm sóc, cho ăn, phát hiện bệnh, biện pháp điều trị, kỹ thuật làm sạch nguồn nước… của các địa phương khác để áp dụng.

Theo ông Xuân, mô hình phải có diện tích mặt nước tương đối lớn, nguồn nước luôn sạch, và dành nhiều thời gian chăm sóc; không để cá nhiễm bệnh, đặc biệt là loại trừ ngay dịch bệnh gan thận mủ. Bệnh này do côn trùng có hình bánh xe đeo bám vào mang làm cá làm cá biếng ăn, chết.

Người nuôi khi phát hiện bệnh phải lấy mẫu đến giám định tại cơ sở thú y, sử dụng thuốc đặc trị cho cá và được hướng dẫn cách cải tạo nguồn nuớc trong ao. Ưu điểm khác của mô hình là giá cả đầu ra thường không biến động theo thị trường, Việc mua, bán giống đều được các thương lái tiến hành tại ao…

Ông Xuân cho biết thêm: “Khi cá còn nhỏ cho chúng ăn sữa bịch, rồi sữa đậm đặc, khoảng 20 ngày chuyển sang thức ăn miếng, đến thời điểm sắp xuất bán, cá có chiều dài trung bình khoảng 1,5 cm thì dùng thức ăn viên hiệu TILAPHI của Pháp (loại 25 kg/bao). Bình quân chu kỳ mua về nuôi đến lúc xuất ao khoảng 45-65 ngày”.

Với cách làm trên, 4 năm qua, mỗi năm ông Xuân thù lãi xấp xỉ 250 triệu đồng, riêng năm 2011 sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lãi 350 triệu. Trong họ tộc anh Xuân có đến 4 hộ thực hiện cách làm này, trong đó có hộ anh Nguyễn Văn Bạch năm 2011 vừa qua lãi 1,3 tỷ đồng trên diện tích thả nuôi 16.000 m2.

Ông Xuân còn tận tình hướng dẫn nhiều hộ nông dân khác trong vùng về các biện pháp thả nuôi, chăm sóc để đạt kết quả cao nhất. Đến cuối tháng 4/2012, ấp Đông Phước đã có trên 30 hộ làm theo mô hình của anh và cho những tín hiệu rất khả quan...


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu Kiểm soát chặt tôm nguyên liệu nhập khẩu

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, các cơ quan thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản giống gồm cá mú giống, tôm giống nhập khẩu vào Việt Nam có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy.

23/09/2015
Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc Khởi tố vụ án hạ độc vườn nho 1.300 gốc

Hôm nay 21.9, Cơ quan CSĐT Công an H.Ninh Phước, Ninh Thuận, đã ra quyết định khởi tố vụ án phá hoại vườn nho xảy ra ở KP.10, thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước.

23/09/2015
Lúa thu đông thiệt kép Lúa thu đông thiệt kép

Trà lúa thu đông ở Cà Mau bắt đầu vào thu hoạch. Nhưng, những cơn mưa kéo dài như không ngớt khiến nhà nông đứng ngồi không yên…

23/09/2015
Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa Chủ động phòng chống hạn cuối vụ mùa

Nông dân trong tỉnh Bình Thuận hiện đang dồn sức sản xuất vụ mùa. Tuy nhiên, trước những yếu tố bất lợi của thời tiết, khả năng nhiều khó khăn đang chờ đợi trước mắt, đòi hỏi các địa phương phải có biện pháp đối phó...

23/09/2015
Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng Xuất khẩu tôm không nhiều kỳ vọng

Luôn gặp khó khăn về dịch bệnh, thị trường, đặc biệt là sự thất thường của các đợt xem xét mỗi năm về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh - mặt hàng chủ lực của thủy sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng đều đặn mỗi năm.

23/09/2015