Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.
Hiện nay, mô hình này đã và đang phát triển với diện tích trên 10 ha ương giống cá sặc rằn và nuôi thương phẩm cá sặc rằn kết hợp với cá thát lát cườm. Ương cá sặc rằn giống sau 45 - 60 ngày cá đạt trọng lượng từ 200 - 250 con/kg, bán giống được giá từ 70.000 - 75.000 đ/kg, với giá này người dân sẽ thu lãi từ 80 – 100 triệu đồng/ha. Còn đối với nuôi cá thịt sau 7 - 8 tháng nuôi cá sặc rằn đạt từ 8 - 10 con/kg, giá bán 50.000 - 55.000 đ/kg, và cá thát lát cườm đạt 1 - 2 con/kg, giá bán từ 65.000 - 70.000 đ/kg, mang lại lợi nhuận khoảng một tỷ đồng/ha.
Như hộ ông Phan Văn Lòng ở ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Năm 2012, gia đình ông nuôi cá sặc rằn kết hợp với cá thát lát cườm trên diện tích ao 2.000 m2. Khi thả giống cá sặc rằn mẫu 200 con/kg giá 70.000 đ/kg, thì ông cũng tiến hành thả cá thát lát cườm giống có chiều dài thân 8 phân giá 1.800 đ/con, nhưng nuôi trong vèo được 30 ngày thì thả ra ao nuôi. Sau 8 tháng nuôi thu được 5 tấn cá sặc rằn bán được giá 55.000 đ/kg, và 1,5 tấn cá thát lát cườm bán được giá 70.000 đ/kg. Sau khi trừ hết các khoảng chi phí, lợi nhuận ông khoảng 200 triệu đồng. Ông cho biết thêm điều quan trọng là cá ít bị dịch bệnh, cá đạt tỉ lệ sống từ 65 - 70%, nguồn thức ăn và con giống dễ mua, tiêu thụ cá thương phẩm dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.

Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.

Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.

Việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học (chế phẩm Balasa N01) trong chăn nuôi mang tính đột phá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với chăn nuôi thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng đệm lót sinh học vẫn cần những cải tiến mới và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp để mô hình này có thể nhân rộng trong cả nước.

Cư Elang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ea Kar (Đắk Lắk). Vài năm trở lại đây, một số gia đình ở Cư Elang đã sử dụng một số diện tích đất đồi để trồng cam, quýt và bước đầu đã có thu nhập khá.