80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.
Chính vì thế, khoảng 80% tôm giống còn lại trên địa bàn là trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng. Ngành chức năng cho biết, qua kiểm tra ngẫu nhiên 497 mẫu tôm, có đến 174/323 mẫu bị nhiễm bệnh MBV, 3 mẫu bị nhiễm bệnh đốm trắng, 15 mẫu bị nhiễm bệnh đầu vàng. Đây là những bệnh thường gặp và gây thiệt hại ở con tôm trong những năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Giá gà thịt nuôi thả vườn ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)... tăng cao, làm người nuôi phấn khởi vì có lãi lớn.

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.