Ương Giống Cá Tra

Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.
Người đầu tiên trong ấp khởi động mô hình này là ông Nguyễn Văn Xuân (49 tuổi), một nông dân SX giỏi cấp thành phố nhiều năm liền. Trước đây trên 4.000 m2 đất gia đình ông chỉ canh tác lúa quanh năm. Một lần sang huyện Cờ Đỏ chơi, ông thấy việc ương giống cá tra hiệu quả, ông mạnh dạn thuê nhân công đào ao nhà để áp dụng mô hình.
Sau khi cải tạo ao, ông thả nuôi 2 triệu con cá bột mua từ các trại giống có uy tín tại huyện Tân Châu; đồng thời nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham quan các ao nuôi, cách chăm sóc, cho ăn, phát hiện bệnh, biện pháp điều trị, kỹ thuật làm sạch nguồn nước… của các địa phương khác để áp dụng.
Theo ông Xuân, mô hình phải có diện tích mặt nước tương đối lớn, nguồn nước luôn sạch, và dành nhiều thời gian chăm sóc; không để cá nhiễm bệnh, đặc biệt là loại trừ ngay dịch bệnh gan thận mủ. Bệnh này do côn trùng có hình bánh xe đeo bám vào mang làm cá làm cá biếng ăn, chết.
Người nuôi khi phát hiện bệnh phải lấy mẫu đến giám định tại cơ sở thú y, sử dụng thuốc đặc trị cho cá và được hướng dẫn cách cải tạo nguồn nuớc trong ao. Ưu điểm khác của mô hình là giá cả đầu ra thường không biến động theo thị trường, Việc mua, bán giống đều được các thương lái tiến hành tại ao…
Ông Xuân cho biết thêm: “Khi cá còn nhỏ cho chúng ăn sữa bịch, rồi sữa đậm đặc, khoảng 20 ngày chuyển sang thức ăn miếng, đến thời điểm sắp xuất bán, cá có chiều dài trung bình khoảng 1,5 cm thì dùng thức ăn viên hiệu TILAPHI của Pháp (loại 25 kg/bao). Bình quân chu kỳ mua về nuôi đến lúc xuất ao khoảng 45-65 ngày”.
Với cách làm trên, 4 năm qua, mỗi năm ông Xuân thù lãi xấp xỉ 250 triệu đồng, riêng năm 2011 sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lãi 350 triệu. Trong họ tộc anh Xuân có đến 4 hộ thực hiện cách làm này, trong đó có hộ anh Nguyễn Văn Bạch năm 2011 vừa qua lãi 1,3 tỷ đồng trên diện tích thả nuôi 16.000 m2.
Ông Xuân còn tận tình hướng dẫn nhiều hộ nông dân khác trong vùng về các biện pháp thả nuôi, chăm sóc để đạt kết quả cao nhất. Đến cuối tháng 4/2012, ấp Đông Phước đã có trên 30 hộ làm theo mô hình của anh và cho những tín hiệu rất khả quan...
Related news

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.