Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam

Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam
Ngày đăng: 21/11/2014

Vấn đề trọng tâm tại hội thảo là khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ.

Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.      

Vấn đề trọng tâm được các đại biểu hướng đến tại hội thảo là khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ; vai trò của Tổ chức Phi Chính phủ và các thành phần kinh tế khác trong việc hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Việt Nam...

Ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ Trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản cho biết, kết quả khảo sát ở các vùng nuôi thủy sản, đặc biệt là các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra, cho thấy, khi diện tích của vùng nuôi tăng lên, các ao nuôi phân bố tập trung hơn, người dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn cung cấp giống cho đến quản lý dịch bệnh, cũng như phát sinh những vấn đề tiêu cực liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội...

Vì vậy, áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP được xem là giải pháp quan trọng, kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nghề nuôi, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

Ông Phạm Khánh Lý nói: “Trong VietGAP tăng cường công tác quản lý để làm sao chúng ta ghi chép để xử lý, tiết kiệm các khâu mà có thể xử lý được. Chẳng hạn như chúng ta làm tốt các những quy định sẽ hạn chế dịch bệnh, như vậy sẽ không tốn chi phí để xử lý bệnh tật..”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, đến năm 2015 tới đây, sẽ có 30% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, các mô hình nuôi cải tiến đạt chứng nhận VietGAP và đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 80%.

Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/ung-dung-vietgap-trong-phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-tai-vn-365713.vov


Có thể bạn quan tâm

Trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên Trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên

Tiếp tục chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, ngày 15/4, Bộ Y tế đã trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên.

20/04/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống Làm giàu từ mô hình nuôi cá truyền thống

Những năm qua, xã Thái Thành (Thái Thụy - Thái Bình) đã tập trung chuyển đổi diện tích đất chua, trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình chăn nuôi tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá truyền thống của gia đình anh Phạm Trọng Ruân ở thôn Tuân Nghĩa là một trong những mô hình có hiệu quả, cho thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.

20/04/2015
Lá bồ công anh đắt giá Lá bồ công anh đắt giá

Giá bán 1kg lá bồ công anh khô dao động từ 30 – 35.000đ. Với mức giá này, người trồng thấy tạm ổn.

20/04/2015
Không nghe lời khuyến cáo nên Không nghe lời khuyến cáo nên "thiệt đơn, thiệt kép"!

Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật Bản ở huyện Krông Ana (Dak Lak) đang bị thua lỗ nặng do giá thu mua hiện nay đang rớt thê thảm.

20/04/2015
Trẻ hóa vườn điều cho năng suất tăng, giá bán cao Trẻ hóa vườn điều cho năng suất tăng, giá bán cao

“Năng suất đạt hơn 4 tấn/ha, như vậy cây điều có thể giúp nông dân làm giàu rồi…” Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói trong dịp đi thực tế vườn điều đã được trẻ hóa của 2 nông dân Hoàng Trọng Thủy, Hoàng Trọng Thanh ở thôn 10, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước) vào đầu tháng 4.

20/04/2015