Khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa vụ thu đông
Ngoài ra, khu vực giữa và nam Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái-lan có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
* Theo Tổng cục Thủy lợi, tình hình hạn hán ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ vẫn ở mức đáng báo động. Hiện, dung tích trung bình các hồ chứa thủy lợi toàn quốc chỉ đạt khoảng 44% dung tích thiết kế.Trong đó, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chỉ ở mức 34%. Thậm chí, một số hồ đã cạn nước như: hồ Cam Ranh, Suối Hành, Suối Trầu của tỉnh Khánh Hòa chỉ còn 2%; hồ Ia Ring của tỉnh Gia Lai đã hết nước. Tình trạng hạn hán đang xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa và Ninh Thuận với hơn 52 nghìn ha cây trồng bị thiếu nước.
* Tại tỉnh Ninh Thuận, sau 10 tháng nắng hạn kéo dài, ngày 15-6, mưa lớn đã xuất hiện trên địa bàn TP Phan Rang - Tháp Chàm. Mưa chia làm nhiều đợt và kéo dài hơn một giờ. Mưa lớn cũng xuất hiện tại các khu vực lân cận như: xã An Hải, Phước Thuận, huyện Ninh Phước và xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, giải tỏa nắng nóng và ảnh hưởng tích cực đến sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Bình Thuận, những cơn mưa đầu tiên đã xuất hiện tại huyện Tuy Phong vào tối và đêm 15-6 sau nhiều tháng nắng nóng liên tiếp.
Tuy nhiên, mưa chỉ diễn ra tại địa bàn thị trấn Liên Hương, còn các khu vực trọng điểm của nắng nóng như: Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân vẫn chưa có mưa. Trong khi đó, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), cơn mưa kéo đến dù chưa đầy 30 phút, nhưng cũng giúp xoa dịu nắng nóng và mang lại lợi ích cho sản xuất nông nghiệp.
* Tại tỉnh Thanh Hóa, nắng nóng kéo dài, có thời điểm lên đến 40, 410C gây nên hạn hán cục bộ ở nhiều nơi. Tại một số địa phương như huyện Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Nga Sơn, tình trạng thiếu nước và nước mặn xâm nhập đồng ruộng đã bắt đầu diễn ra. Nhiều vùng quê, dù đã đến lịch thời vụ song do thiếu nước, người dân vẫn chưa thể làm đất để xuống đồng gieo trồng vụ lúa mới. Các cơ quan chức năng đang chỉ đạo các địa phương tận dụng nguồn nước còn lại trong các ao, hồ, đập để tiến hành làm đất, gieo trồng vụ lúa mới. Với những diện tích không thể có nước trồng lúa kịp thời vụ, bà con đang chuyển sang trồng các loại hoa màu chịu hạn.
* Tại tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 10 nghìn ha diện tích lúa và hoa màu vụ hè thu bị khô hạn, trong đó diện tích đất lúa không sản xuất được là 3.700 ha. Kế hoạch sản xuất lúa hè thu dự tính chỉ đạt 18.500 ha, bằng 83% diện tích gieo cấy bình quân các năm trước đây.
* Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đến nay vụ lúa hè thu 2015 đã xuống giống được gần 1,5 triệu ha. Vụ lúa thu đông đã xuống giống được 66 nghìn ha lúa đang tập trung ở giai đoạn mạ. Do ảnh hưởng của khô hạn cho nên sẽ có khoảng 654 ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 404 ha thiệt hại hơn 50%, 250 ha thiệt hại từ 10 đến 30%.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.
Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.
Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.
Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.