Ứng Dụng VietGAP Trong Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Việt Nam

Vấn đề trọng tâm tại hội thảo là khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ.
Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.
Vấn đề trọng tâm được các đại biểu hướng đến tại hội thảo là khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ; vai trò của Tổ chức Phi Chính phủ và các thành phần kinh tế khác trong việc hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Việt Nam...
Ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ Trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản cho biết, kết quả khảo sát ở các vùng nuôi thủy sản, đặc biệt là các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra, cho thấy, khi diện tích của vùng nuôi tăng lên, các ao nuôi phân bố tập trung hơn, người dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn cung cấp giống cho đến quản lý dịch bệnh, cũng như phát sinh những vấn đề tiêu cực liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội...
Vì vậy, áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP được xem là giải pháp quan trọng, kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nghề nuôi, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Ông Phạm Khánh Lý nói: “Trong VietGAP tăng cường công tác quản lý để làm sao chúng ta ghi chép để xử lý, tiết kiệm các khâu mà có thể xử lý được. Chẳng hạn như chúng ta làm tốt các những quy định sẽ hạn chế dịch bệnh, như vậy sẽ không tốn chi phí để xử lý bệnh tật..”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, đến năm 2015 tới đây, sẽ có 30% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, các mô hình nuôi cải tiến đạt chứng nhận VietGAP và đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 80%.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/ung-dung-vietgap-trong-phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-tai-vn-365713.vov
Related news

Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.

Hiện nay, giá heo tăng mạnh, ngành chức năng phát hiện một số chủ trang trại đưa chất cấm vào thức ăn nhằm thúc heo "siêu nạc" trong giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng.

Ông Đỗ Thanh Huy, Trạm trưởng Trạm Thú y Bảo Thắng cho biết, hiện cơ quan này bố trí 1 máy phun thuốc và lượng hóa chất cần thiết để duy trì chế độ phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại nuôi chim trĩ đỏ của ông Nguyễn Huy Ích, thôn Phú Cường II.

Cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp bón phân phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. Đồng thời trả lời các thắc mắc của người dân về cách phòng trị bệnh chết nhanh, héo rũ, tuyến trùng rễ, cải tạo đất ở những vườn tiêu bị chết…

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.