Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha

Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha
Ngày đăng: 20/06/2015

Để thực hiện mục tiêu trên, An Giang xây dựng CĐML theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng vật tư kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và các hợp tác xã nông nghiệp là cầu nối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp; Đảm bảo sản xuất đồng bộ từ quy trình kỹ thuật đến cung ứng đủ số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp và giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân;

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền co nông dân việc thực hiện tham gia CĐML, đồng thời liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa (nếp) theo hướng hiện đại hóa bền vững nhằm phát triển kinh tế xã nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn nhằm tạo các vùng nguyên liệu lúa gạo với quy mô diện tích sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng đồng nhất và đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo, tạo sự bền vững và ổn định lâu dài cho đầu ra sản phẩm nông nghiệp.

Theo sở NN & PTNT năm 2014, toàn tỉnh xuống giống với diện tích đạt 625.918 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 64,68 tạ/ha. Sản lượng lúa đạt 4,048 triệu tấn. Tỉnh đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, theo mô hình cánh đồng lớn ngày càng tăng, diện tích sản xuất lúa tham gia mô hình CĐL là 34.200 ha (trong đó: vụ Đông Xuân 2013 - 2014 là 11.833 ha, vụ Hè Thu 2014 là 12.435 ha và vụ Thu Đông 2014 khoảng 10.000 ha). Sản xuất theo cánh đồng lớn thì nông dân được lãi từ 25 - 30 triệu đồng/ha, mà đầu ra cũng chắc chắn.

Sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ. Các chuỗi giá trị lúa gạo, rau màu và thủy sản đã hình thành và phát triển cùng với các hình thức liên kết sản xuất trong chuỗi như liên kết ngang, liên kết dọc ngày càng đa dạng, đặc biệt trong thời gian gần đây có sự tham gia của các ngân hàng. Việc triển khai nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu” đang đi vào thực chất, lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực thực hiện tốt.

Trong thời gian tới, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai đạt hiệu quả mục tiêu đã đề ra, trong đó tiếp tục xây dựng mô hình CĐL sản xuất lúa gạo được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn và rút ngắn chênh lệch về năng suất giữa các hộ dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, để nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa gạo và làm nền tảng cho sản xuất lúa theo VietGap, nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Quan sát màu nước đánh giá chất lượng dinh dưỡng Quan sát màu nước đánh giá chất lượng dinh dưỡng

Trong nuôi thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn, vì qua đó có thể đánh giá sơ bộ môi trường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng.

19/10/2015
Nuôi tôm nước tĩnh cải thiện môi trường, hiệu quả cao Nuôi tôm nước tĩnh cải thiện môi trường, hiệu quả cao

Qua hơn 10 tháng thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh từ sự liên kết của Hội Thuỷ sản TP Cà Mau với Công ty Tôm giống Dương Hùng, trung bình mỗi hộ thu nhập trên 30 triệu đồng/ha, một số hộ thu trên 50 triệu đồng/ha.

19/10/2015
Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm

Quyết định 24/QÐ-UBND, năm 2014 của UBND tỉnh Cà Mau, cho sên vét đất, bùn thải cải tạo ao, đầm nuôi tôm quanh năm, làm mâu thuẫn giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp ngày càng gay gắt.

19/10/2015
Nghịch lý ngành thủy sản Nghịch lý ngành thủy sản

Việt Nam có thế mạnh ngư nghiệp, nhưng nguyên liệu phục vụ chế biến ngành thủy sản đã có dấu hiệu phải nhập khẩu ở một số mặt hàng chủ lực thời gian gần đây.

19/10/2015
Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn

Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015 sắp kết thúc, một kinh nghiệm rút ra đối với người nuôi và ngành chuyên môn là quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn đối với tôm sú được đánh giá là hiệu quả cao, hạn chế rủi ro.

19/10/2015