Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Giống Trâu Murrah

Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Giống Trâu Murrah
Ngày đăng: 22/11/2013

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đàn trâu của tỉnh, hai năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã thực hiện thí điểm thành công việc ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah. Kết quả đã tạo ra đàn nghé lai Murrah có trọng lượng lớn hơn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Từ thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh tiến hành thực hiện thí điểm kỹ thuật phối tinh nhân tạo bằng tinh trâu đực Murrah của Ấn Độ. Đây là giống trâu khỏe, trọng lượng lớn, sức bền cao... Tuy nhiên, khả năng chịu kham khổ, chịu rét cũng như độ thuần không bằng trâu nội. Chính vì thế, việc sử dụng tinh trâu đực Murrah lai với con cái nội sẽ giúp có được một giống trâu lai có đầy đủ các ưu điểm của cả bố và mẹ. Để thực hiện thành công, trước khi triển khai Trung tâm Khuyến nông đã cử cán bộ đi học truyền tinh nhân tạo trâu tại Trung tâm Phát triển chăn nuôi miền núi thuộc Viện chăn nuôi Quốc gia. Ban đầu phối dẫn được 180 con trâu cái nội bằng tinh trâu đực Murrah của Ấn Độ tại các địa phương. Kết quả đã có 80 nghé lai Murrah được sinh ra có trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương, có khả năng tăng khối lượng từ 10 -15% so với trâu nội, chất lượng thịt cũng cao hơn, nuôi 8 - 12 tháng đạt 180 - 200 kg.

Ông Vương Khả Quy - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết, theo khảo sát những năm gần đây, số lượng đàn trâu ở Hà Tĩnh có chiều hướng giảm; chất lượng đàn như cân nặng, tầm vóc cũng giảm từ 10 - 15% so với trước đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đàn trâu bị giảm sút cả về số lượng và chất lượng, trong đó nguyên nhân chính là do công tác chọn giống cho trâu ở các địa phương chưa được chú trọng. Tình trạng đồng huyết, cận huyết còn xảy ra phổ biến do việc nhân giống tự nhiên trong cùng một vùng. Vì vậy giải pháp thụ tinh nhân tạo bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah là hướng đi đúng và phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh nhà.

Nhằm mục tiêu nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đang phối hợp với huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, thị xã Hồng Lĩnh thực hiện phối giống trâu lai Murrah với quy mô lớn hơn, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đồng thời theo dõi chặt chẽ khả năng sinh trưởng phát triển của trâu và nghé để có cơ sở biên soạn quy trình nuôi trâu lai Murrah phù hợp với Hà Tĩnh.


Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi đà điểu hết thời Nghề nuôi đà điểu hết thời

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

06/08/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

06/08/2015
A Lưới (Thừa Thiên Huế) phát triển nuôi cá nước ngọt hơn 325 ha A Lưới (Thừa Thiên Huế) phát triển nuôi cá nước ngọt hơn 325 ha

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

06/08/2015
Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

06/08/2015
Cần điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi trong mùa mưa Cần điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm nuôi trong mùa mưa

Hiện nay, người nuôi tôm Sóc Trăng đã thả nuôi gần 31.000 ha tôm nước lợ, tương đương 7,9 tỉ con giống, đạt 69% kế hoạch. Tuy nhiên đã có 7.400 ha bị thiệt hại, tương đương 1,5 tỉ con giống, chiếm 24% diện tích thả nuôi.

06/08/2015