Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Hoạt Động Nuôi Chim Yến Vào Khuôn Khổ

Đưa Hoạt Động Nuôi Chim Yến Vào Khuôn Khổ
Ngày đăng: 23/05/2013

Kinh nghiệm các nước trong khu vực, địa phương có cơ sở nuôi chim yến và các doanh nghiệp cho thấy cần thiết có quy hoạch để phát triển bền vững đồng thời đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo lấy ý kiến các địa phương về dự thảo Thông tư quy định tạm thời về điều kiện nuôi chim yến do Bộ NNPTNT tổ chức, ngày 21/5, tại TP. Hồ Chí Minh. Bản dự thảo Thông tư này đã được chỉnh sửa lần thứ 7.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, hiện cả nước có 18 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực phía Nam, đã tổ chức dẫn dụ và khai thác chim yến với khoảng 700 cơ sở của 1.500 nhà nuôi. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định điều kiện dẫn dụ và khai thác chim yến, cũng như chưa có tỉnh, thành phố nào lập quy hoạch vùng nuôi chim yến. Chính vì vậy, Thông tư ra đời sẽ giúp nghề nuôi chim yến đảm bảo an toàn sinh học, nhất là sau khi xảy ra dịch bệnh trên đàn chim yến tại tỉnh Ninh Thuận vừa qua.

Dự thảo Thông tư bao gồm 4 chương và 9 điều, trong đó quy định Chủ cơ sở dẫn dụ và khai thác chim yến phải khai báo với UBND xã, phường, tuân thủ điều kiện sử dụng âm thanh dùng để dẫn dụ chim yến, vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh.

Bên cạnh đó nhà dẫn dụ và khai thác chim yến phải có kết cấu chắc chắn, an toàn cho người, phù hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh; phải tách biệt tối thiểu bằng tường cứng với nơi ở của người. Tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở mới để dẫn dụ và khai thác chim yến phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự chấp thuận của UBND tỉnh; khuyến khích xây dựng cách xa khu dân cư, bệnh viện, trường học và chợ.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, việc quy hoạch vùng nuôi là hết sức cần thiết nhằm tránh gây tiếng ồn, ảnh hưởng môi trường sống xung quanh cũng như để đảm bảo tình hình an toàn dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân.

Ông Phạm Đông Đức, Phó Phòng Kinh tế UBND huyện Cần Giờ, huyện tập trung nhiều hộ nuôi chim yến tại TPHCM, cho biết hiện tại chưa có quy định về nghề nuôi chim yến. Huyện Cần Giờ không cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến, trước đây các hộ muốn nuôi thường xin phép chuyển đổi công năng nhà ở để làm nhà nuôi chim yến, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quy định xử lý. Việc ban hành Thông tư của Bộ NNPTNN là hết sức cần thiết hiện nay, giúp địa có cơ sở pháp lý để xử lý, quản lý và đưa nghề nuôi chim yến vào quy hoạch phát triển chung của địa phương.

Đối những cơ sở nuôi chim yến cũ trước khi Thông tư có hiệu lực, để không làm thiệt hại kinh tế cho người dân, cơ sở nuôi chỉ cần hoàn thiện điều kiện của nhà nuôi chim yến, điều kiện phòng chống dịch bệnh, đăng ký với chính quyền sở tại để có cơ sở phối hợp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, đảm bảo phát triển bền vững. Những cơ sở mới đầu tư thì phải đáp ứng những điều kiện về quy hoạch, đăng ký, kiểm soát theo quy định mới.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Muống Lấy Hạt: Vốn Ít, Lời Nhiều Trồng Rau Muống Lấy Hạt: Vốn Ít, Lời Nhiều

Trong những năm qua, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt. Bởi, trồng rau muống lấy hạt chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

14/03/2013
Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

03/06/2013
Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

16/03/2013
Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

03/06/2013
Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

19/03/2013