Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP
Đề tài được thực hiện với các nội dung: Khảo sát và đánh giá điều kiện chăn nuôi gà thịt phương thức chăn nuôi công nghiệp trên chuồng sàn tại địa phương, so với yêu cầu của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp để ứng dụng Quy trình vào điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn phù hợp để áp dụng "Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn" vào điều kiện chăn nuôi tỉnh Tiền Giang.
Xây dựng "Mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô 7.000 con/lứa, với phương thức nuôi công nghiệp chuồng sàn áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGAP". Tổ chức kiểm tra nội bộ và đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi gà thịt.
Sau 02 năm thực hiện, đề tài đã áp dụng thành công Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào điều kiện thực tế tỉnh Tiền Giang. Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô 7.000 con/lứa và đã được Trung tâm Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản vùng 6 cấp Giấy chứng nhận VietGAP (Mã số chứng nhận: VietGAP-CN-13-02-82-0001), có giá trị đến ngày 23/11/2016.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 5.8, trong khuôn khổ Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh Quảng Ngãi, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), chi nhánh Quảng Ngãi phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện Ba Tơ, Minh Long tổ chức trao tặng bò giống cho hộ nghèo.
Từ lâu, nhãn Sông Mã đã là một sản vật có thương hiệu trên thị trường, từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng kinh tế miền núi, những người dân Hưng Yên đã mang giống nhãn lồng lên trồng tại mảnh đất này.
Với diện tích vườn cây ăn trái trên 25.348ha, Đồng Tháp sở hữu một vùng nguyên liệu lớn với nhiều loại trái cây đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, do chưa phát triển đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến... nên phần lớn trái cây của Đồng Tháp chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, chưa tạo được giá trị kinh tế cao.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, những năm gần đây, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã xây dựng mô hình thí điểm trồng thanh long tại ấp 3, xã Tân Thành.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai”. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai” phải đáp ứng các điều kiện như: sản xuất trên diện tích từ 0,5ha trở lên hoặc hoạt động kinh doanh sản phẩm sầu riêng từ 1.000 kg/ngày trở lên trên địa bàn huyện Đạ Huoai; đảm các tiêu chí chất lượng theo quy định; cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung sử dụng nhãn hiệu…