Trung An (Củ Chi, TP.HCM) Với Mô Hình Trồng Chôm Chôm Rãi Vụ

Xử lý ra hoa đậu quả trái vụ tạo được giá trị lợi nhuận cao luôn là mục tiêu nhiều nhà vườn mong muốn đạt đến, nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai,nguồn nước và kinh nghiệm trong sản xuất.
Để khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật xử lý cây chôm chôm ra hoa nghịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhà vườn, Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM đã phối hợp cùng Viện Cây ăn quả Miền Nam triển khai mô hình “Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm rải vụ” tại tổ cây ăn trái xã Trung An huyện Củ Chi với quy mô 3,51 ha/3 hộ và thời gian thực hiện từ tháng 7/2013- 8/2014. Thu hoạch cho 1 ha trồng chôm chôm rải vụ đạt lợi nhuận ước tính 90 triệu đồng/ha.
Để chôm chôm ra hoa rãi vụ các hộ trong mô hình tiến hành biện pháp xiết nước để chôm chôm ra hoa sớm. Biện pháp xiết nước được hiểu là rút nước trong mương khô kiệt trong thời gian kích thích ra hoa. và lấy màng plastic phủ kín mặt liếp vườn.
Xử lý chôm chôm bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy khi cây phát triển được ba cơi đợt.Thời gian xiết nước dao động từ 40-60 ngày. Tỷ lệ lệ ra hoa đạt từ 81,9-88,8%. Khi thấy trên đầu cành chôm chôm xuất hiện mầm hoa, đưa nước vào mương vườn từ từ đến khi hoa trổ ra đủ thì nước mới đầy mương. plastic được giở ra và chờ đến thu hoạch.
Ông Huỳnh Văn Huệ tổ trưởng Tổ Cây ăn trái xã Trung An chia xẻ: Với xử lý chôm chôm rải vụ chi phí bỏ ra cho 1000m2 vườn chỉ tốn khoảng 4 triệu đồng nhưng thu hoạch được sớm, giá chôm chôm thu được cao hơn 1/3 so với bán đúng vụ nên tính kinh tế hiệu quả hơn. Chôm chôm trước vụ luôn có năng suất cao do điều kiện thời tiết thích hợp cho cây ra hoa đậu trái vào dịp cận tết.
Diện tích trồng chôm chôm tại xã Trung An hiện có hơn 60ha. Với kỹ thuật ra hoa rải vụ giúp nông dân chọn được thời điểm ra trái, nâng cao giá trị cho nhà vườn. Xã Trung An với lợi thế đang xây dựng và phát triển khu miệt vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái này nên loại hình trồng cây ăn trái rải vụ càng phát huy vai trò hiệu quả của mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Huỳnh Văn Tánh, một trong những hộ dân trồng nhiều tiêu ở xã Trà Tân với hơn 3.000 trụ. Năm trước vườn tiêu của ông cho thu hoạch gần 10 tấn hạt, thu hoạch khá. Nhưng mấy tháng gần đây, hơn 80% các trụ tiêu nhà ông cứ lần lượt vàng lá, thối rễ chết hoàn toàn.

“Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Người nông dân nuôi tôm lúc nào cũng đối mặt với rủi ro trong các vụ sản xuất. Thế nhưng khi nuôi thành công thì bị ép giá thu mua do cung vượt cầu hay một lý do nào đó. Việc DOC đánh thuế vào doanh nghiệp, nhưng thực tế lại trúng người nông dân. Vì khi doanh nghiệp chịu thuế cao thì chắc chắn họ sẽ hạ giá thu mua tôm nguyên liệu”.

Theo thống kê, từ ngày 1/2/2014 đến nay phía DG SANCO (thuộc Ủy ban châu Âu) đã phát hiện 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng đã bị cấm trên cây húng quế (Ocimum santum) và mướp đắng (Momordica charantia).

Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).