Ứng dụng quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đề tài được thực hiện với các nội dung: Khảo sát và đánh giá điều kiện chăn nuôi gà thịt phương thức chăn nuôi công nghiệp trên chuồng sàn tại địa phương, so với yêu cầu của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp để ứng dụng Quy trình vào điều kiện chăn nuôi của địa phương.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn phù hợp để áp dụng "Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn" vào điều kiện chăn nuôi tỉnh Tiền Giang.
Xây dựng "Mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô 7.000 con/lứa, với phương thức nuôi công nghiệp chuồng sàn áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGAP". Tổ chức kiểm tra nội bộ và đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi gà thịt.
Sau 02 năm thực hiện, đề tài đã áp dụng thành công Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào điều kiện thực tế tỉnh Tiền Giang. Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà thịt quy mô 7.000 con/lứa và đã được Trung tâm Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản vùng 6 cấp Giấy chứng nhận VietGAP (Mã số chứng nhận: VietGAP-CN-13-02-82-0001), có giá trị đến ngày 23/11/2016.
Related news

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.