Ứng Dụng Kiến Thức Vào Chăn Nuôi Gà Sinh Học

Ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre) là một trong những địa phương còn nhiều hộ nghèo, do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, chưa có nghề nghiệp ổn định.
Anh Nguyễn Văn Phước là hội viên Hội Nông dân xã. Gia đình anh có 5 nhân khẩu nhưng chỉ canh tác 2.700m2 đất vườn dừa. Trong đó, ngoài mẹ già 88 tuổi, anh chị có hai con đang học đại học ở Cần Thơ, cuộc sống khó khăn.
Năm 2010, ngoài canh tác đất vườn, anh chị phải đi làm thuê kiếm thêm thu nhập nhưng cũng ít có việc làm thường xuyên. Vợ chồng anh Phước suy nghĩ và nảy sinh ý định đăng ký tham gia học nghề. Khi xã phát động phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình anh được Hội Nông dân xã hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm. Song song đó, anh Phước còn được tham quan các mô hình chăn nuôi của nhiều địa phương khác, nhất là được tham gia lớp học nuôi gà sinh học theo Quyết định 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Sau khi học xong lớp học nghề, có vốn, anh quyết định nuôi gà sinh học. Lúc đầu, anh chỉ thử nghiệm nuôi 400 con, tỷ lệ hao hụt rất thấp (dưới 5%), do học được kinh nghiệm, kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh. Kết quả bước đầu rất khả quan, cứ nuôi 100 con gà giống, khi thu hoạch trừ chi phí còn lãi 3 triệu đồng. Anh tiếp tục chia vườn thành hai khu nuôi riêng biệt để nuôi khoảng 800 con gà.
Còn lại một khu dùng nuôi dưỡng gà con. Kết quả, tỷ lệ hao hụt 5%, còn lại 760 con, trung bình mỗi con gà đạt trọng lượng 1,5kg, tổng trọng lượng 1.140kg, giá bán 60.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí, anh còn lãi 24 triệu đồng. Mỗi năm thu hoạch 6 đợt, với tổng số tiền lãi 144 triệu đồng. Nhờ đó, trong năm 2011 gia đình anh đã thoát nghèo.
Với kết quả phấn khởi, anh đã mạnh dạn phát triển thêm đàn gà. Cuối năm 2012, anh tiếp tục xuất bán 1.500kg gà thịt, giá bán 100.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Ngoài nuôi gà, anh còn tận dụng nguồn phân để nuôi cá, mỗi năm có thêm khoảng 4 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Phước cho biết, nhờ học kỹ thuật, nuôi gà sinh học mà năm 2012 anh được Hội Nông dân xã bình xét là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, hiện gia đình anh đã thoát nghèo một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.

Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại 13.732ha. Trong đó, tôm nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70% trên 10.660ha, thiệt hại trên 70% là trên 3.000ha.

Sở NN-PTNT cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có hơn 2.150 hộ và 41 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản các loại.

Từ giữa tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng trên biển tại Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định) gặp nhiều khó khăn do cá nuôi bị dịch bệnh chết và giá cá duy trì ở mức thấp. Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện ở Hải Minh có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi (nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú…), tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014.

Mới đây, Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã khảo sát và trao đổi với xã viên hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa – xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu về hiện tượng tôm chết sớm xảy ra vào đầu tháng 8, khiến bà con rất lo lắng.