Nông Dân Tích Cực Hưởng Ứng Mô Hình Ruộng Lúa Bờ Hoa
“Khi nào nông dân nhận thức được về lợi ích và hiệu quả của mô hình trồng hoa sinh thái trên ruộng lúa, thì chừng đó người nông dân tự động tham gia trồng mà không cần khuyến cáo”. Ông Phạm Văn Triều, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương (huyện Châu Thành) đã khẳng định một cách chắc chắn như vậy.
Ở xã Tân Hương, mô hình trồng hoa sinh thái dẫn dụ thiên địch có lợi được thực hiện từ nhiều năm trước, nhằm giải quyết nạn sâu rầy bảo vệ lúa, vừa đảm bảo lúa đạt năng suất cao, hạn chế phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, giữ gìn được sức khỏe, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Xã được Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện triển khai, tập huấn nhiều dự án về mô hình sản xuất lúa thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng công nghệ sinh thái... đã giúp cho nông dân trong xã trồng nhiều vụ lúa đạt.
Việc trồng hoa sinh thái dẫn dụ thiên địch nhằm tấn công tiêu diệt các loại côn trùng gây hại bảo vệ lúa, đó cũng là một trong những giải pháp thích hợp góp phần đem lợi ích cho nông dân vì giúp giảm được một phần chi phí trong sản xuất, lúa đạt chất lượng cao, bán có lời.
Vụ lúa hè thu 2014, 36 hộ nông dân với 20 ha canh tác ở ấp Tân Phú thấy được lợi ích từ mô hình này nên đã tự gieo bông (bông soi nhái), hoặc nhổ nơi khác về trồng trên bờ ruộng của mình mà không chờ đợi chương trình của Nhà nước hỗ trợ. Kết quả vụ này, nông dân đã ngồi lại đánh giá về hiệu quả của việc trồng hoa thì thấy lúa nặng trĩu bông, vàng óng ánh, năng suất đạt trung bình trên 6 tấn/ha.
Một nông dân có tham gia chương trình này cho biết: “Nông dân chúng tôi vốn đã nắm chắc cơ bản về quy trình sản xuất lúa mà ngành Khuyến nông đã hướng dẫn, thì việc trồng hoa sinh thái đã góp phần dẫn dụ thiên địch để tấn công côn trùng gây hại, giúp giảm chi phí phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, cái lợi thấy rõ trước mắt mà không tốn kém gì nên không chờ Nhà nước hỗ trợ, chúng tôi đã tự trồng”. Ông Nguyễn Thành Danh, nông dân ngụ ấp Tân Phú chia sẻ như vậy.
Còn ở 2 ấp Tân Hòa và Tân Thạnh, vụ lúa đông xuân 2013 - 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ kinh phí trồng 40 ha, vừa hỗ trợ lúa giống, bông và công chăm sóc. Sau khi hết chương trình, nông dân tự bảo quản, chăm sóc gìn giữ bờ hoa cho đến hôm nay.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tan-huong-nong-dan-tich-cuc-huong-ung-mo-hinh-ruong-lua-bo-hoa-566413/
Có thể bạn quan tâm
Để nông nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển sau khi gia nhập WTO, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến. Mô hình nông nghiệp tiên tiến là mô hình hướng công nghệ cao, có một số đặc trưng sau đây
Việt Nam là quốc gia xuất gạo lớn, nhưng tập quán canh tác lại khá lạc hậu, năng suất cao nhưng chất lượng thấp. Để giảm chi phí cho nông dân, tăng giá trị loại hàng thế mạnh này, Bộ NN&PTNT đang triển khai và nhân rộng mô hình lúa gieo sạ thẳng hàng - được coi là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và nhiều tỉnh, thành lân cận thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm nhà vườn thất thu từ 10 đến 90% sản lượng. Có nhiều tỉnh, thành đã công bố dịch và tập trung nhiều giải pháp để phòng, trừ dịch nhằm hạn chế sự lây lan.
Lúc đó tử cung hồi phục chưa hoàn toàn, cổ tử cung đóng lại chưa kín toàn bộ phần sừng và thân tử cung có thể chui qua được cổ tử cung ra ngoài thành bệnh. Điều trị bệnh này trước tiên ta phải áp dụng thủ thuật đẩy tử cung vào xoang chậu.
Với chức năng của tổ chức nghề nghiệp, tham mưu cho tỉnh và phối hợp với ngành nông nghiệp vận động nông dân phát triển kinh tế vườn, những năm gần đây, Hội Làm vườn (HLV) Sóc Trăng dành nhiều ưu tiên cho kinh tế trang trại nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương