Chính Sách Ưu Đãi Thuế Trong Sản Xuất Thủy Sản

Theo nội dung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển thủy sản, kể từ ngày 25/8/2014, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản được hưởng chính sách ưu đãi thuế như sau:
- Miễn thuế tài nguyên khi khai thác hải sản tự nhiên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
- Miễn thuế nhập khẩu cho máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện (trong nước chưa sản xuất được) để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
- Miễn lệ phí trước bạ cho tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản và tiền thuê đất thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản.
- Không đánh thuế giá trị gia tăng các sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra; bảo hiểm tàu, thuyền; trang thiết bị và các thiết bị khác phục vụ trực tiếp khai thác thủy sản.
- Được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với tàu khai thác hải sản được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỷ USD. Con số này giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Không những là doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cũng đã không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội (ASXH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Ở vùng đất bãi ngang khó khăn Hải Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình), gia đình anh Đỗ Văn Tùng đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn thịt trên đệm lót sinh học và đạt được những thành công bước đầu.

Ngày 29.7, đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết tổ chức này cùng với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn vừa ký thực hiện hai chương trình hợp tác là Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại VN và Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn 2.

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.