Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Kiến Thức Vào Chăn Nuôi Gà Sinh Học

Ứng Dụng Kiến Thức Vào Chăn Nuôi Gà Sinh Học
Publish date: Monday. June 3rd, 2013

Ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre) là một trong những địa phương còn nhiều hộ nghèo, do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, chưa có nghề nghiệp ổn định.

Anh Nguyễn Văn Phước là hội viên Hội Nông dân xã. Gia đình anh có 5 nhân khẩu nhưng chỉ canh tác 2.700m2 đất vườn dừa. Trong đó, ngoài mẹ già 88 tuổi, anh chị có hai con đang học đại học ở Cần Thơ, cuộc sống khó khăn.

Năm 2010, ngoài canh tác đất vườn, anh chị phải đi làm thuê kiếm thêm thu nhập nhưng cũng ít có việc làm thường xuyên. Vợ chồng anh Phước suy nghĩ và nảy sinh ý định đăng ký tham gia học nghề. Khi xã phát động phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình anh được Hội Nông dân xã hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm. Song song đó, anh Phước còn được tham quan các mô hình chăn nuôi của nhiều địa phương khác, nhất là được tham gia lớp học nuôi gà sinh học theo Quyết định 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Sau khi học xong lớp học nghề, có vốn, anh quyết định nuôi gà sinh học. Lúc đầu, anh chỉ thử nghiệm nuôi 400 con, tỷ lệ hao hụt rất thấp (dưới 5%), do học được kinh nghiệm, kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh. Kết quả bước đầu rất khả quan, cứ nuôi 100 con gà giống, khi thu hoạch trừ chi phí còn lãi 3 triệu đồng. Anh tiếp tục chia vườn thành hai khu nuôi riêng biệt để nuôi khoảng 800 con gà.

Còn lại một khu dùng nuôi dưỡng gà con. Kết quả, tỷ lệ hao hụt 5%, còn lại 760 con, trung bình mỗi con gà đạt trọng lượng 1,5kg, tổng trọng lượng 1.140kg, giá bán 60.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí, anh còn lãi 24 triệu đồng. Mỗi năm thu hoạch 6 đợt, với tổng số tiền lãi 144 triệu đồng. Nhờ đó, trong năm 2011 gia đình anh đã thoát nghèo.

Với kết quả phấn khởi, anh đã mạnh dạn phát triển thêm đàn gà. Cuối năm 2012, anh tiếp tục xuất bán 1.500kg gà thịt, giá bán 100.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Ngoài nuôi gà, anh còn tận dụng nguồn phân để nuôi cá, mỗi năm có thêm khoảng 4 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Phước cho biết, nhờ học kỹ thuật, nuôi gà sinh học mà năm 2012 anh được Hội Nông dân xã bình xét là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, hiện gia đình anh đã thoát nghèo một cách bền vững.


Related news

Hội Của Những Người Trồng Cam Hội Của Những Người Trồng Cam

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.

Friday. March 14th, 2014
Gà Đông Cảo Mô Hình Mới Trên Đất Chợ Gạo Gà Đông Cảo Mô Hình Mới Trên Đất Chợ Gạo

Ông Minh cho biết, gà Đông Cảo - giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân rất to, xù xì, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 6kg, gà mái từ 3,5 - 5kg.

Tuesday. February 18th, 2014
Người Thương Binh Mê Nuôi Lợn Ngoại Người Thương Binh Mê Nuôi Lợn Ngoại

Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).

Friday. March 14th, 2014
Kế Hoạch Ứng Phó Khẩn Cấp Với Vi Rút Cúm Nguy Hiểm Kế Hoạch Ứng Phó Khẩn Cấp Với Vi Rút Cúm Nguy Hiểm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.

Tuesday. February 18th, 2014
Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn Khoai Mỳ Kiên Giang Trúng Lớn

Xã Bình Giang là địa phương có diện tích trồng khoai mỳ lớn nhất huyện Hòn Đất. Khoảng 5 năm trước, nông dân trong xã trồng trên 500 ha khoai mỳ nhưng do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên đã chuyển sang trồng lúa. Do đó, diện tích khoai mỳ hiện nay của xã chỉ còn khoảng 200 ha, tập trung nhiều tại ấp Kênh 9.

Friday. March 14th, 2014