Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao

Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 28/10/2014

Từ cuộc sống nghèo khổ, chàng thanh niên Lê Thanh Hùng (khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) đã làm giàu nhờ nuôi bồ câu Pháp.

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, 6 tháng đầu tiên, chim phát triển tốt và sinh sản lứa đầu tiên. Trong năm đầu anh quyết định để lại toàn bộ chim non làm giống. Đến năm thứ hai anh mới bán bớt một phần chim giống và chim thịt, số còn lại tiếp tục gây giống để tăng số lượng đàn.

Cùng với phát triển số lượng, anh đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi bồ câu. Trên diện tích 200m2, chuồng nuôi chim bồ câu được anh xây dựng chắc chắn, sạch sẽ, có mái che, tường làm bằng gỗ dừa (tạo sự thoáng mát), có lưới thép B40 bao xung quanh.

Anh Hùng cho hay, một cặp chim bồ câu có thể sinh sản 7 – 8 lứa/năm. Nhờ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đến nay bồ câu của anh đã lên đến 400 cặp. Trung bình mỗi tháng, anh xuất bán trên 200 cặp, thu về khoảng 11 triệu đồng. Ngoài ra, với giá bán chim giống khoảng 350.000 đồng/cặp và kết hợp nuôi gà ta, chim trĩ, gà Đông Tảo cũng đem lại cho anh một khoản thu khá cao. Bấm đốt ngón tay anh nhẩm tính: “Mỗi năm riêng tiền bán bồ câu cũng thu trên trăm triệu đồng, đó là chưa tính gà, chim trĩ… Thu nhập trung bình của tôi khoảng 120 triệu đồng mỗi năm”.

Ông Lê Chí Hiếu – Chủ tịch Hội ND phường 3, thị xã Quảng Trị cho biết: “Bồ câu Pháp dễ thích nghi với môi trường nông thôn, ai cũng có thể nuôi được, thị trường tiêu thụ lớn nên hiệu quả kinh tế cao. Phân của bồ câu còn được tận dụng bón cho cây trồng rất hiệu quả, nên việc mở rộng mô hình nuôi bồ câu như anh Hùng sẽ giúp nông dân có cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế là rất khả quan”.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Vùng Ngập Mặn Bội Thu Vụ Nuôi Tôm Càng Xanh Nông Dân Vùng Ngập Mặn Bội Thu Vụ Nuôi Tôm Càng Xanh

Hiện nay, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần dứt điểm hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú. Điều phấn khởi là vụ nuôi tôm càng xanh năm nay, nông dân Trà Vinh tiếp tục được bội thu.

20/02/2014
Biện Pháp Giảm Thiệt Hại Thủy Sản Do Lũ Biện Pháp Giảm Thiệt Hại Thủy Sản Do Lũ

Hàng năm vào tháng 9, 10 ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Bên cạnh những lợi ích như: cung cấp phù sa, xổ nước phèn cho đồng ruộng, mang lại nguồn lợi thủy sản…, lũ cũng gây hại nhất định đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.

15/03/2014
Người Nuôi Tôm Thái Lan Lạc Quan Về Vụ Tôm Mới Người Nuôi Tôm Thái Lan Lạc Quan Về Vụ Tôm Mới

Do thời tiết ở Thái Lan đang ấm dần lên, nên người nuôi tôm ở miền Nam nước này đã bắt đầu thả nuôi lại với hy vọng vụ mùa năm nay sẽ kả quan hơn.

20/02/2014
Cá Tra Tìm Hướng Đi Mới Cá Tra Tìm Hướng Đi Mới

Với nhiều hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đề ra ngày càng cao, ngành cá tra Việt Nam đang chủ động hướng tới sản xuất bền vững.

20/02/2014
Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Hòa Khương (Đà Nẵng) Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Hòa Khương (Đà Nẵng)

Hơn một tuần sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương (Đà Nẵng), chúng tôi biết được người nông dân nơi đây có nguồn thu nhập cao nhờ vào nuôi cá nước ngọt, từ 100 triệu đồng/500m2 đến 2 tỷ đồng/ha.

20/02/2014