Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến

Ngày 24-10, tại Hội trường lớn UBND huyện Định Hóa, Chi Cục bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 3 năm (2012-2014) thực hiện Dự án VIE001/14 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).
Theo đó, đơn vị đã tổ chức được 36 lớp kỹ thuật canh tác lúa SRI, 10 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân vi sinh, 14 lớp tập huấn giới, 6 lớp tập huấn, hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân nòng cốt...
Qua đó, nông dân đã hiểu về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, thấy được SRI là gói kỹ thuật mở, đơn giản và dễ làm, áp dụng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, nhận biết được các đối tượng dịch hại chính trên lúa, các sinh vật có ích trên đồng ruộng, yếu tố nào, nguyên nhân gì làm bùng phát dịch hại...
Đối với việc áp dụng 1 trong 5 nguyên tắc, chi phí sản xuất đầu vào khi áp dung 1 trong 5 nguyên tắc giảm được ít hơn so với việc áp dụng từ 2 nguyên tắc trở lên. Về kinh tế, với nông dân áp dụng từ 4 nguyên tắc trở lên thì chi phí sản xuất lúa giảm giảm 20%, có nơi năng xuất tăng từ 15-20%, thu nhập từ tăng 800.000 - 1.000.000 đồng/hộ/vụ; với những nơi áp dụng hơn 1 nguyên tắc nhưng ít hơn 4 nguyên tắc thì chi phí giảm từ 15- 17%, năng suất tăng từ 10-14%, thu nhập tăng từ 600- 700.000 đồng /hộ/vụ (đối với vụ xuân 2014).
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, với việc thu hút một số gia đình cùng thực hiện các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung theo phương thức thu hồi tái đầu tư đang là hướng đi mới ở xã Phương Thiện (TPHG). Từ những hiệu quả bước đầu đã góp phần thay đổi từ nhận thức đến cách làm của người nông dân nơi đây.

Theo phản ánh của người dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, những ngày gần đây, thương lái mua mía cho rằng các nhà máy đường sẽ tiếp tục giảm giá thu mua mía thêm 30 đồng/kg và áp dụng trong vài ngày tới. Thông tin này làm cho nhiều nông dân chưa bán mía vô cùng lo lắng, bởi giá mía hiện nay đã thấp (dao động từ 680-720 đồng/kg), nếu nhà máy đường tiếp tục hạ giá thì nông dân càng lỗ nặng hơn.

Ông Phạm Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết kinh tế vườn đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của xã nông thôn mới Bạch Đằng. Nhờ bưởi Bạch Đằng được công nhận sản phẩm thương hiệu tập thể nên có đầu ra ổn định. Hiện bưởi Bạch Đằng không đủ cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác.

Kinh tế xanh được xem là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống lâu dài. Đây là mục tiêu hướng tới trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của đất nước, kể cả vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia như ĐBSCL.

Về nhiệm vụ triển khai niên vụ cà phê 2014 – 2015, UBND tỉnh vẫn giữ quan điểm không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung thâm canh, tái canh nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Trong niên vụ tới, diện tích cà phê toàn tỉnh dự kiến đạt 203.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 191.000 ha, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng cà phê nhân khô dự kiến đạt 450.000 tấn.